8 tuổi, bé gái Brazil trở thành "nhà thiên văn học nhỏ tuổi nhất thế giới" khi tìm thấy 18 tiểu hành tinh

Một bé gái 8 tuổi ở Brazil với thành tích đáng nể phát hiện ra 18 tiểu hành tinh trở thành nhà thiên văn học trẻ tuổi nhất thế giới.

Cô bé Nicole Oliveira, 8 tuổi đến từ Fortaleza, Brazil đã tham gia vào một dự án khoa học công cộng mang tên "Tìm kiếm tiểu hành tinh" do Tổ chức hợp tác tìm kiếm thiên văn quốc tế liên kết với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA.


Cô bé Nicole Oliveira.

Dự án giúp giới thiệu những người trẻ tuổi đến với khoa học, giúp họ thực hiện những khám phá của riêng mình.

Nicole Oliveira giúp tìm kiếm các tiểu hành tinh trong không gian khi tham gia vào dự án này. Với niềm tự hào, Nicole cho biết mình đã tìm thấy 18 tiểu hành tinh và dự định đặt tên chúng theo tên các nhà khoa học Brazil và các thành viên trong gia đình như mẹ và cha cô.

Thành tích tuyệt vời của Nicole Oliveira khiến nhiều người nể phục, mệnh danh cô là "nhà thiên văn học nhỏ tuổi nhất thế giới".

Cô đã phá kỷ lục do nhà thiên văn nghiệp dư người Italia, Luigi Sannino, người đã phát hiện ra hai tiểu hành tinh vào năm 1998 và 1999 khi 18 tuổi.


Phòng làm việc của bé tại nhà.

Heliomarzio Rodrigues Moreira, giáo viên thiên văn của Oliveira cho biết: "Cô ấy thực sự tinh mắt, phát hiện những điểm khác lạ trong các bức ảnh. Điều quan trọng hơn là cô ấy chia sẻ kiến ​​thức của mình với những bạn khác đóng góp vào việc phổ biến khoa học".

Nicole Oliveira đã thích thú với không gian từ khi còn là một đứa trẻ mới biết đi. Căn phòng của cô bé treo đầy những tấm áp phích về Hệ mặt trời, tên lửa thu nhỏ, các vì sao ...

Mẹ của cô bé, Zilma Janaca cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng niềm đam mê thiên văn học của bé là nghiêm túc khi cô yêu cầu chúng tôi tặng một chiếc kính thiên văn làm quà sinh nhật lúc bốn tuổi. Tôi thậm chí còn không thực sự biết kính thiên văn là gì. Khi đó tôi không mua cho bé nhưng đến năm 7 tuổi bé được bạn bè tặng cho một chiếc kính thiên văn".

Khi lớn lên, Nicole muốn trở thành một kỹ sư hàng không vũ trụ và chế tạo tên lửa với hy vọng một ngày nào đó sẽ đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ để được tận mắt nhìn thấy tên lửa.

Nicole cũng mở kênh riêng của mình trên YouTube để thảo luận về các vấn đề như tiểu hành tinh và không gian với bạn bè. Đôi khi cô bé mời các nhà nghiên cứu hoặc giáo sư đến với chương trình để chia sẻ thêm kiến ​​thức về thiên văn học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News