Sừng "hóa đá'' tiết lộ quái vật 168 triệu tuổi, chưa từng thấy trên thế giới
Hóa thạch kỳ dị giống như 4 chiếc sừng hoặc gai nhọn khổng lồ được khai quật trên dãy núi Middle Atlas của Morocco đã giúp tái hiện một quái vật bọc thép' hoàn toàn mới của kỷ Jura.
Được đặt tên là Spicomellus afer, có nghĩa là "cổ có gai'' và "từ châu Phi'', quái vật vừa được xác định thuộc về dòng họ ankylosaur, một nhóm ''khủng long'' bọc thép đặc trưng của kỷ Phấn Trắng (145-66 triệu năm về trước). Tuy nhiên hóa thạch mới cho thấy con ankylosaur này cổ xưa hơn rất nhiều các anh chị em họ: nó tận 168 triệu tuổi, và là một loài chưa từng được ghi nhận trên thế giới.
Tiến sĩ Susannah Maidment bên hóa thạch 4 chiếc sừng bọc thép - (Ảnh: PA).
Theo tiến sĩ Susannah Maidment từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, hóa thạch gồm 4 chiếc gai nhọn lớn như những chiếc sừng, được hợp nhất vào xương sườn của con quái vật, hoàn toàn khác với các ankylosaur khác. Các ankylosaur có rất nhiều gai, nhưng gai này chỉ được kết nối với mô da.
Tờ Daily Mail cho biết mẫu vật bất thường đến nỗi ban đầu các nhà khoa học đã nghĩ nó là... đồ giả, phải xác minh bằng CT scan.
4 mẫu vật kết nối với nhau cho thấy một đoạn gai nhọn mọc trên lưng quái vật kỷ Jura, gắn trực tiếp vào xương sống - (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên).
Nhóm nghiên cứu cho biết với niên đại và những đặc tính khác biệt của con ankylosaur kỳ quái vừa phát hiện, một khoảng trống lớn trong sự hiểu biết về tiến hóa khủng long đã được lấp đầy.
Khám phá này cũng cho thấy họ hàng khủng long bọc thép này đã phân bố toàn cầu chứ không phải chỉ một số khu vực như suy nghĩ trước đây. Ngoài ra, sự hiện diện sớm của con quái vật vào kỷ Jura cũng làm dấy nên giả thuyết rằng chính họ nhà ankylosaur là nguyên nhân tuyệt chủng của loài stegosaur, vốn xuất hiện trước đó.
Chân dung một con ankylosaur - (Ảnh: Shutterstock).
Trước đây người ta nghĩ stegosaur gần tuyệt chủng rồi ankylosaur mới ra đời, nhưng hóa thạch 168 triệu tuổi này cho thấy 2 loài đã cùng tồn tại trong 20 triệu năm và cố thể đã cạnh tranh khốc liệt với nhau.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
