9 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ
Có lẽ bạn biết tờ tiền 100 USD của Mỹ là loại tiền có mệnh giá lớn nhất ở Mỹ hiện nay. Bạn cũng có thể nhớ rằng tờ tiền này có hình ảnh khuôn mặt của Benjamin Franklin. Tuy nhiên, còn có những điều thú vị khác liên quan đến tờ tiền này mà có thể bạn chưa biết.
Dưới đây là 9 điểm thú vị về tờ 100 USD:
1. Chi phí sản xuất 1 tờ 100 USD chỉ là 12,5 cent
Chi phí in một tờ tiền mệnh giá 100 USD là 12,5 cent, cao nhất trong số chi phí in các loại tiền mệnh giá khác. Chẳng hạn, chi phí in tờ 5 USD là 10,9 cent, các tờ 10 USD, 20 USD và 50 USD chỉ là 10,3-10,5 cent, và thấp nhất là chi phí in tờ 1 USD và 2 USD chỉ là 4,9 cent.
Mỗi năm, hàng triệu tờ tiền mới của từng mệnh giá được in ấn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới. Điển hình là năm 2009, 26 triệu tờ tiền mới đã được in ra mỗi ngày. Theo số liệu thống kê, 95% số tiền in ra hàng năm được sử dụng với mục đích thay thế cho các tờ tiền cũ.
Có 26 triệu tờ tiền mới đã được in ra mỗi ngày.
2. Phiên bản tờ 100 USD được phát hành gần nhất là năm 2013
Ban đầu, loại tờ 100 USD mới này được dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2011. Tuy nhiên, do bổ sung thêm hai đặc điểm chống làm giả nên loại tiền này bị ra đời muộn mất 2 năm. Hai đặc điểm này là dải bảo an 3D và lọ mực có in hình chiếc chuông. Bên cạnh 2 điểm mới này, 3 đặc điểm chống làm giả hiệu quả cao của thiết kế cũ vẫn sử dụng trong thiết kế mới là bóng chìm chân dung, đường chỉ bảo an và số 100 đổi màu.
Ông Brian Thompson là người chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế mẫu mới của tờ 100 USD được phát hành từ năm 2013. Ông cho biết: "Tôi coi nó như một tác phẩm nghệ thuật. Đằng sau tờ tiền này có cả một câu chuyện dài".
Mẫu thiết kế tờ tiền 100 USD mới đã được ông Thompson nghiên cứu từ năm 2005. Trên tờ 100 USD mới này, nét mặt của Franklin Benjamin phải nổi bật ở mặt trước. Nét mặt này dựa vào bức chân dung năm 1778 của họa sĩ Joseph Duplessis người Pháp. Tờ tiền mới không còn khung hình oval quanh chân dung Franklin, nhờ đó phần đầu và vai của ông được phóng to ra một chút và trông nổi bật hơn.
2/3 số tờ 100 USD được lưu hành bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
3. Số lượng tờ 100 USD đang được lưu hành nhiều thứ hai sau tờ 1 USD
Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ, hiện nay có khoảng 8,6 tỷ tờ tiền có mệnh giá 100 USD đang được lưu hành. Số lượng này chỉ đứng sau tờ 1 USD với 10,3 tỷ tờ đang đươc sử dụng.
4. Tờ 100 USD được lưu hành nhiều nhất không phải ở nước Mỹ
Theo thống kê của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, 2/3 số tờ 100 USD lại được lưu hành bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ, trong khi chỉ có 1/3 số lượng tờ 100 USD được lưu hành ở Mỹ. Điều này cho thấy đồng tiền của Mỹ được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
5. Vòng đời của mỗi tờ tiền phụ thuộc vào mệnh giá
Vòng đời của mỗi tờ tiền phụ thuộc vào mệnh giá của nó chứ không phụ thuộc vào loại giấy sản xuất ra nó. Mỗi tờ 100 USD được sử dụng trung bình trong 15 năm, trong khi mỗi tờ 1 USD có tuổi thọ trung bình là 5,9 năm, tờ 5 USD là 4,9 năm, tờ 10 USD là 4,2 năm, tờ 20 USD là 7,7 năm và tờ 50 USD là 3,7 năm. Lý do có thể là đồng đô la Mỹ ít được sử dụng vì mệnh giá lớn, trong khi các tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn lại hay bị quay vòng hơn.
6. Giấy sản xuất tờ 100 USD do công ty Crane & Co. làm ra từ năm 1879
Công ty Crane & Co đã sản xuất loại giấy in tiền cho các mệnh giá từ năm 1879 đến nay. Người đang điều hành công ty này là thế hệ thứ 8 nối dõi điều hành công ty này.
Mỗi tờ 100 USD được sử dụng trung bình trong 15 năm.
7. Thời gian trên mẫu tiền 100 USD cũ và mới khác nhau
Nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy thời gian trên tờ tiền 100 USD cũ là 4:10 ở trên đồng hồ của Tòa nhà Độc lập, còn thời gian trên tờ 100 USD mới là 10:30, cũng hiển thị ở trên đồng hồ của Tòa nhà Độc lập. Không ai hiểu được lý do của sự thay đổi này.
8. Tờ 100 USD được phát hành đầu tiên năm 1862
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã phát hành tờ 100 USD lần đầu tiên vào năm 1862. Khi đó, hình ảnh đại diện trên tờ tiền này không phải là Benjamin Franklin, mà là một con đại bàng Mỹ, có vị trí tại chính giữa mặt trước của tờ tiền này.
9. Benjamin Franklin đã ở trên tờ 100 USD hơn 100 năm
Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã cho in hình ảnh Benjamin Frankin lên tờ tiền đầu tiên vào năm 1914. Mặc dù Benjamin Frankin không phải là tổng thống của Mỹ, nhưng ông được coi là "công thần khai quốc" của đất nước này. Ông là một trong những người ký vào Tuyên Ngôn độc lập của nước Mỹ. Như vậy, Benjamin Franklin đã ở đó được 102 năm tính đến thời điểm này.