Abdulrazak Gurnah - Người viết về hậu thuộc địa đoạt giải Nobel Văn học 2021

Nhà văn gốc Tanzania Abdulrazak Gurnah, người chuyên viết về những trải nghiệm của người tị nạn, di cư và hoàn cảnh hậu thuộc địa, là chủ nhân giải Nobel Văn học 2021.

Ủy ban Nobel ngày 7/10 công bố giải Nobel Văn học năm 2021 thuộc về tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah “vì sự thâm nhập kiên định và nhân ái của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948 và lớn lên trên đảo Zanzibar nhưng đến Anh tị nạn vào cuối những năm 1960. Cho đến khi nghỉ hưu gần đây, ông là Giáo sư tiếng Anh và Văn học Hậu thuộc địa tại Đại học Kent, Canterbury.

Abdulrazak Gurnah bắt đầu viết văn khi mới 21 tuổi trong lúc lưu vong, đến nay đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn. Người tị nạn là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của ông. Dù tiếng Swahili là tiếng mẹ đẻ của ông, tiếng Anh đã trở thành công cụ văn học của ông.

Theo British Council Literature, các nhân vật của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa, và luôn sống trong trạng thái không an toàn mà họ không bao giờ có thể giải quyết được. Họ phải liên tục đổi mới bản thân để phù hợp với môi trường mới của họ. Họ không ngừng tìm cách dung hợp giữa cuộc sống mới và quá khứ.

Gurnah, giống như các nhân vật của mình, đã phải rời quê hương Zanzibar và di cư đến Anh khi mới 17 tuổi, danh tính là một vấn đề luôn thay đổi. Các nhân vật chính của ông luôn tìm cách để xáo trộn danh tính cố định của những người họ gặp được tại nơi mà họ di cư đến.

Abdulrazak Gurnah - Người viết về hậu thuộc địa đoạt giải Nobel Văn học 2021
Chân dung Abdulrazak Gurnah. (Ảnh: Viện hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển).

Nhà phê bình văn hóa Paul Gilroy đã chỉ ra: "Khi bản sắc quốc gia và dân tộc được đại diện và thể hiện là thuần khiết, thì việc tiếp xúc với sự khác biệt sẽ đe dọa những bản sắc này, pha loãng và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết quý giá của chúng, khiến chúng có khả năng bị ô nhiễm. Phải đề phòng sự giao nhau như hỗn hợp và chuyển động”. Các nhân vật chính trong tiểu thuyết của Gurnah thể hiện sự ô nhiễm danh tính của người khác thông qua sự khác biệt của họ.

Theo đó, khi người kể chuyện giấu tên trong cuốn Admiring Silence (1996) đến gặp bố mẹ của bạn gái để nói với họ rằng con gái họ đang mang thai, họ nhìn anh ta với sự căm ghét vì giờ đây con gái họ sẽ "phải sống với một loại ô nhiễm trong suốt phần đời còn lại. Cô gái sẽ không thể trở thành một phụ nữ Anh bình thường để sống đơn giản ở Anh giữa những người Anh nữa".

Là một người nhập cư đến một đất nước xa lạ, Gurnah ý thức rằng: “đối với một số độc giả tiềm năng của tôi, có một cách nhìn nhận về tôi mà tôi phải tính đến. Tôi nhận thức được rằng tôi sẽ đại diện cho bản thân trước những độc giả có lẽ coi bản thân là chuẩn mực, không có văn hóa hay sắc tộc, không có sự khác biệt".

Abdulrazak Gurnah - Người viết về hậu thuộc địa đoạt giải Nobel Văn học 2021
 Người tị nạn là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của ông. (Ảnh: DW).

Abdulrazak Gurnah có ý thức phá vỡ quy ước, thay đổi quan điểm thuộc địa để làm nổi bật quan điểm của các cộng đồng bản địa. Vì vậy, cuốn tiểu thuyết Desertion (2005) của ông về việc ngoại tình đã trở thành một sự mâu thuẫn thẳng thừng với cái mà ông gọi là “mối tình lãng mạn”.

Cuốn tiểu thuyết thứ tư Paradise (1994) là bước đột phá của ông với tư cách là một nhà văn, được phát triển từ một chuyến đi nghiên cứu đến Đông Phi vào khoảng năm 1990. Đó là một câu chuyện về tuổi mới lớn và một câu chuyện tình buồn trong đó xảy ra va cham giữa những thế giới và hệ thống niềm tin khác nhau.

Năm trước, Nobel Văn học 2020 được trao cho nhà thơ người Mỹ Louise Glück "vì giọng thơ độc đáo không thể nhầm lẫn, với vẻ đẹp khắc khổ làm cho sự tồn tại cá nhân trở nên phổ quát".

Mỗi năm, Ủy ban Nobel trao các giải thưởng trong 6 lĩnh vực gồm y sinh học, vật lý, hóa học, văn học, khoa học kinh tế và hòa bình. Người giành giải Nobel sẽ được trao bằng chứng nhận, huy chương giải Nobel, và giải thưởng bằng tiền trị giá khoảng 1,1 triệu USD.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nobel Hóa học 2021 vinh danh công trình nghiên cứu xúc tác hữu cơ bất đối xứng

Nobel Hóa học 2021 vinh danh công trình nghiên cứu xúc tác hữu cơ bất đối xứng

Giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho hai nhà khoa học là Benjamin List (Đức) và David W.C. MacMillan (Mỹ) với công trình " phát triển phương pháp xúc tác hữu cơ bất đối xứng".

Đăng ngày: 07/10/2021
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2021

Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2021

Giải Nobel Vật lý 2021 được Ủy ban giải thưởng trao cho ba nhà khoa học với nghiên cứu về các hệ thống vật lý phức tạp giúp con người hiểu về biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 06/10/2021
Khám phá về nhiệt độ và xúc giác giành giải Nobel Y Sinh 2021

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác giành giải Nobel Y Sinh 2021

Chiều 4/10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Y Sinh 2021 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian nhờ công trình khám phá về nhiệt độ và xúc giác.

Đăng ngày: 05/10/2021
Những nghiên cứu hứa hẹn đoạt giải Nobel 2021

Những nghiên cứu hứa hẹn đoạt giải Nobel 2021

Các nghiên cứu góp phần dẫn tới sự ra đời của vaccine Covid-19 có thể trở thành ứng cử viên tiềm năng cho giải Nobel năm nay.

Đăng ngày: 02/10/2021
Giải thưởng đột phá 3 triệu USD cho công nghệ mRNA chế tạo vaccine ngừa Covid-19

Giải thưởng đột phá 3 triệu USD cho công nghệ mRNA chế tạo vaccine ngừa Covid-19

Hai nhà khoa học phát triển công nghệ mRNA sử dụng để chế tạo vaccine ngừa Covid-19 đã được trao giải thưởng 3 triệu USD.

Đăng ngày: 20/09/2021
UNESCO công nhận thêm 20 khu dự trữ sinh quyển thế giới

UNESCO công nhận thêm 20 khu dự trữ sinh quyển thế giới

UNESCO đã công nhận thêm 20 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có 2 khu sinh quyển ở Việt Nam là Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai.

Đăng ngày: 17/09/2021
Nghiên cứu tê giác treo ngược đoạt giải Ig Nobel 2021

Nghiên cứu tê giác treo ngược đoạt giải Ig Nobel 2021

Thí nghiệm treo ngược tê giác để tìm hiểu những tác động lên cơ thể chúng là một trong những nghiên cứu được trao giải Ig Nobel năm nay.

Đăng ngày: 11/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News