Nobel Hóa học 2021 vinh danh công trình nghiên cứu xúc tác hữu cơ bất đối xứng

Giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho hai nhà khoa học là Benjamin List (Đức) và David W.C. MacMillan (Mỹ) với công trình "phát triển phương pháp xúc tác hữu cơ bất đối xứng".

Ngày 6-10, Ủy ban Nobel Hóa học của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố tên của người chiến thắng giải Nobel Hóa học năm 2021, theo hãng tin Sputnik.


Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm nay. (Ảnh: THE NOBEL PRIZE)

Cụ thể, giải thưởng năm nay được trao cho hai nhà khoa học là Benjamin List từ Viện Max-Planck của Đức và David W.C. MacMillan từ Đại học Princeton (Mỹ) với công trình "phát triển phương pháp xúc tác hữu cơ bất đối xứng".

"Xây dựng phân tử là một nghệ thuật khó. Các nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan được trao giải Nobel Hóa học năm 2021 vì đã phát triển một công cụ mới và chính xác để xây dựng phân tử: xúc tác hữu cơ. Benjamin List và David MacMillan vẫn là những người đứng đầu trong lĩnh vực này, và họ đã cho thấy rằng chất xúc tác hữu cơ có thể được sử dụng để thúc đẩy vô số phản ứng hóa học" - Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vinh danh hai nhà khoa học trong tuyên bố trao giải.

"Thông qua việc sử dụng những phản ứng nói trên, các nhà nghiên cứu hiện có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ dược phẩm mới đến các phân tử có thể thu nhận ánh sáng trong pin mặt trời. Bằng cách này, chất xúc tác hữu cơ đang mang lại lợi ích lớn nhất cho loài người" - Viện viết thêm.

Theo di nguyện của nhà khoa học quá cố Alfred Nobel, giải Nobel Hóa học sẽ thuộc về người "có phát hiện hoặc cải tiến quan trọng nhất" trong lĩnh vực này. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển có nhiệm vụ chọn ra và công bố các công trình đoạt giải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News