ADN cổ đại tiết lộ nguồn gốc của người Philistines

Dân tộc bí ẩn này có lẽ đã chạy trốn khỏi những xã hội sụp đổ ở niềm nam châu Âu tới Israel

Những manh mối di truyền khó có được từ xương của người Philistines, một dân tộc được biết tới qua Cựu Ước vì những trận chiến của họ với người Israelites, đã làm sáng tỏ nguồn gốc mơ hồ của một số bí ẩn.

ADN cổ đại tiết lộ nguồn gốc của người Philistines
Hài cốt được cho là của người Philistines được chôn cất tại Ashkelon, một thành phố cảng Philitine cổ ở Israel.

Theo báo cáo của Michal Feldman và các đồng nghiệp, ADN tách từ di cốt của 10 người được chôn cất tại Ashkelon, một thành phố cảng Philitine cổ ở Israel, cho thấy những liên hệ phân tử tới dân số cổ đại và hiện tại ở phía đông Địa Trung Hải. Theo kết luận của các nhà nghiên cứu trong một bài viết đăng trực tuyến trên Science Advances hôm 03/07, cư dân Ashkelon đã mang đặc điểm di truyền của miền nam châu Âu vào khoảng từ 3.150 - 3.400 năm trước, nhưng nó đã biến mất nhanh chóng khi kết thúc cuộc chiến đôi với dân bản địa gia tăng.

Bằng chứng di truyền từ Ashkelon phù hợp với một viễn cảnh trong đó dân cư chuyên đi biển từ miền nam châu Âu đã chạy trốn khỏi những xã hội thời Đồ đồng sụp đổ hơn 3.000 năm trước và đã định cư dọc bờ biển phía đông Địa Trung Hải, ở đó họ được gọi là người Philistines. Feldman, đến từ Viện Khoa học về Lịch sử Loài người Max Planck tại Jena, Đức và các đồng nghiệp cho biết, những nghiên cứu lớn hơn về ADN cổ đại có thể giúp xác định nguồn gốc chính xác của người Philistines.

ADN bảo quản kém tại những khu vực khô, nóng như Trung Đông. Các nhà nghiên cứu đã thành công lấy được nhân ADN, được thừa kế từ cả hai bố mẹ, từ 10 bộ xương: ba người vào Thời đồ đồng muộn được chôn cất tại Ashkelon khoảng 3.600 năm trước; bốn đứa trẻ đầu Thời đồ sắt được chôn bên dưới những ngôi nhà Ashkelon vào khoảng từ 3.150 – 3.400 năm trước; và ba người vào cuối Thời đồ sắt được chôn tại một nghĩa trang lớn cạnh bức tường thành phố Ashkelon khoảng 3.100 năm trước. ADN Nam Âu ban đầu xuất hiện ở những đứa trẻ đầu Thời đồ sắt vào khoảng thời gian các phát hiện khảo cổ cho biết người Philistines từng cư ngụ tại Ashkelon, nhưng phần lớn đã biến mất vào cuối Thời đồ sắt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hàng chục xác ướp 2.000 năm tuổi ở Ai Cập

Phát hiện hàng chục xác ướp 2.000 năm tuổi ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ học Ba Lan vừa khai quật được một bộ sưu tập xác ướp 2.000 năm tuổi trong các cuộc khai quật ở một nghĩa địa lớn ở Saqqara, miền bắc Ai Cập.

Đăng ngày: 04/07/2019

"Kho báu" và hài cốt ngàn năm xuất hiện ở công trường xây dựng

Các nhà khảo cổ đã phải mất 1 năm ròng để khai quật kho báu ở công trường xây dựng Khách sạn Virgin (Edinburgh, Scotland, Vương quốc Anh).

Đăng ngày: 04/07/2019
Phát hiện kỳ lạ “con đường đến thế giới bên kia“ trong kim tự tháp cổ

Phát hiện kỳ lạ “con đường đến thế giới bên kia“ trong kim tự tháp cổ

Các nhà khảo cổ học đã tiến gần đến việc làm sáng tỏ bí ẩn con hào bao quanh kim tự tháp Djoser của Ai Cập, theo Science in Poland.

Đăng ngày: 04/07/2019
Bí ẩn các tác phẩm chạm khắc thời kỳ đồ đồng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn các tác phẩm chạm khắc thời kỳ đồ đồng ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hattusa, một thành phố ở miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, được biết đến với khu bảo tồn tôn giáo cổ xưa bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu lâu nay.

Đăng ngày: 03/07/2019
Đào ao bất ngờ phát hiện

Đào ao bất ngờ phát hiện "kho báu" gần núi Tàu

Các tượng kim loại màu vàng đều lấm lem bùn đất nhưng khi chùi rửa đều sáng choang, có hoa văn rất tinh xảo.

Đăng ngày: 02/07/2019
Hài cốt 9.000 năm tuổi hé lộ sự sụp đổ của thành phố cổ

Hài cốt 9.000 năm tuổi hé lộ sự sụp đổ của thành phố cổ

742 bộ hài cốt ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy con người thời cổ đại cũng phải chịu áp lực của cuộc sống đô thị đông đúc và bệnh tật.

Đăng ngày: 02/07/2019
Tìm thấy con đường hành hương chúa Giêsu từng đi bộ

Tìm thấy con đường hành hương chúa Giêsu từng đi bộ

Con đường hành hương 2.000 năm tuổi được tìm thấy ở Jerusalem mới đây được cho chính là con đường Chúa Giêsu đã từng đi bộ.

Đăng ngày: 01/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News