Ai Cập phát hiện ngôi mộ cổ hơn 3.500 năm chứa nhiều đồ cổ
Theo phóng viên tại Cairo, các nhà khảo cổ Ai Cập ngày 18/4 đã công bố những phát hiện mới về một ngôi mộ cổ còn nguyên vẹn có niên đại hơn 3.500 năm thuộc Vương triều thứ 18 chứa nhiều đồ tạo tác có giá trị lớn ở khu vực phía tây thành phố Luxor, miền Nam nước này.
Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc Cơ quan khảo cổ Luxor Mostafa Waziry cho biết ngôi mộ được khai quật tại nghĩa địa Zeraa Abu El-Nagaa, được cho là thuộc về vị quý tộc của thành phố Luxor Ou Sarhat thuộc thời kỳ Tân Vương quốc khoảng năm 1570-1544 trước Công nguyên. Thời kỳ Tân Vương quốc ở Ai Cập bao gồm các Vương triều thứ 18, 19 và 20.
Theo Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled El-Enany, mặc dù ngôi mộ có kích thước nhỏ, nhưng đây là một phát hiện quan trọng vì phần lớn các đồ tùy táng được bảo quản gần như nguyên vẹn.
Bên trong ngôi mộ phát hiện nhiều đồ tùy táng còn gần như nguyên vẹn.
Các nhà khảo cổ cho rằng ngôi mộ này đã được sử dụng lại trong Vương triều thứ 21 để đựng hàng chục quan tài bằng gỗ có trang trí những họa tiết màu được bảo quản tốt, mặt nạ bằng gỗ dùng trong tang lễ và gần 1.000 bức tượng nhỏ ushabti được chạm khắc bằng sứ, đất nung và gỗ.
Ngoài ra, ngôi mộ thuộc thời kỳ Tân vương quốc này còn có chứa những xác ướp và một bộ sưu tập các chậu đất sét có hình dáng và kích cỡ khác nhau.
Theo ông Waziry, các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy lối vào ngôi mộ cổ này từ tháng Ba vừa qua, mặc dù nó đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX. Ngôi mộ này là một ví dụ điển hình về nơi an nghỉ của một quý tộc với một cấu trúc hình chữ T bao gồm một sân mở dẫn vào trong một phòng hình chữ nhật, một hành lang và một buồng bên trong.
Các cuộc khai quật tiếp tục khám phá những bí mật của ngôi mộ khi trong buồng bên trong các nhà khảo cổ phát hiện nhiều quan tài chứa các xác ướp bằng vải lanh từ Vương triều thứ 21.
Các chuyên gia đang tiến hành kiểm tra các xác ướp để tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra cái chết và nhận dạng những người chết. Một giếng sâu 9m nối với hai phòng trong ngôi mộ cũng được phát hiện.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Xác ướp phụ nữ 1.000 năm đi "giày thể thao" hiện đại
Các nhà nghiên cứu Mông Cổ đang tìm hiểu những bí ẩn xung quanh xác ướp hơn 1.000 năm tuổi của người phụ nữ đi đôi giày giống hệt giày thể thao Adidas hiện đại.

Kiếm báu vẫn sáng bóng sau 2700 năm của Việt Vương Câu Tiễn
Thanh kiếm Câu Tiễn được làm từ đồng và thiếc vẫn giữ được độ sắc bén và sáng bóng sau hàng nghìn năm tồn tại.
