AI đánh bại phi công trong cuộc đua lái drone

Sử dụng camera và cảm biến, drone do AI điều khiển đánh bại các phi công khi vượt qua đường đua đầy chướng ngại vật với tốc độ cao.


Drone do AI điều khiển bay đua với drone do người điều khiển. (Video: UZH)

Hệ thống tự động Swift đánh bại 3 phi công lái drone chuyên nghiệp ở 15 trong 25 cuộc đua với đường đua đầy khúc cua và chướng ngại vật do một phi công đua drone chuyên nghiệp thiết kế, Science Alert hôm 31/8 đưa tin. Hệ thống kết hợp các thuật toán AI với một camera và nhiều cảm biến tích hợp để phát hiện môi trường xung quanh cũng như chuyển động của drone.

Swift do Elia Kaufmann, kỹ sư robot tại Đại học Zurich và các nhà nghiên cứu tại tổ chức Intel Labs thiết kế. Họ hướng đến một hệ thống không phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào từ camera chuyển động bên ngoài như những chiếc drone đua tự động trước đây.

"Việc đạt đến trình độ phi công chuyên nghiệp với drone tự động là một thách thức vì nó cần bay trong giới hạn vật lý của mình, đồng thời ước tính tốc độ và vị trí trong đường đua chỉ bằng các cảm biến trang bị sẵn", nhóm nghiên cứu cho biết.

Các phi công đeo bộ kính đặc biệt mang lại góc nhìn của "người thứ nhất" (giống như đang ngồi trong drone) thông qua camera gắn trên drone. Drone có thể đạt tốc độ 100km/h.

Tương tự, Swift có một camera tích hợp và cảm biến quán tính để đo gia tốc và chuyển động xoay của drone. Dữ liệu này sẽ được hai thuật toán AI phân tích để xác định vị trí của drone so với các chướng ngại vật và đưa ra lệnh điều khiển tương ứng.

AI
Phi công đeo bộ kính đặc biệt mang lại góc nhìn của "người thứ nhất" thông qua camera gắn trên drone.

Dù thua 40% số cuộc đua, Swift đã đánh bại phi công nhiều lần và đạt thời gian đua nhanh nhất được ghi nhận, nhanh hơn nửa giây so với thời gian tốt nhất của con người.

"Nhìn chung, tính trung bình trên toàn bộ đường đua, drone tự động đã đạt tốc độ trung bình cao nhất, tìm ra lộ trình ngắn nhất và thành công duy trì trạng thái hoạt động gần với giới hạn của mình xuyên suốt cuộc đua", Kaufmann cùng các đồng nghiệp cho biết.

Theo Guido de Croon, nhà nghiên cứu robot tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, sự đổi mới thực sự của Swift là mạng lưới thần kinh nhân tạo thứ hai được triển khai, sử dụng phương pháp học tăng cường sâu. Swift không phải là hệ thống drone đầu tiên có thể bay vượt qua các chướng ngại vật, nhưng nó làm được điều đó với độ chính xác vượt trội. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý nghĩa tích cực quan trọng nhất mà AI mang lại cho nhân loại: Quyền bình đẳng trong công nghệ thông tin!

Ý nghĩa tích cực quan trọng nhất mà AI mang lại cho nhân loại: Quyền bình đẳng trong công nghệ thông tin!

Trong thời đại số, thông tin được coi là kho báu vô giá nhưng nhiều người chưa thực sự được hưởng quyền và lợi ích bình đẳng về thông tin.

Đăng ngày: 08/09/2023
Chán nản vì khó tìm người yêu thật, chuyển sang hẹn hò với tình nhân là AI: Thứ cảm giác này thật kỳ quặc?

Chán nản vì khó tìm người yêu thật, chuyển sang hẹn hò với tình nhân là AI: Thứ cảm giác này thật kỳ quặc?

Đó là tình yêu thật sự hay chỉ là " tiếng sét ái tình" đã được tính toán bằng máy móc?

Đăng ngày: 29/08/2023
AI vẽ lại chân dung Dương Quý Phi, chứng minh

AI vẽ lại chân dung Dương Quý Phi, chứng minh "lỗi lầm" của hoàng đế nổi tiếng là khó tránh khỏi

Các mỹ nhân nổi tiếng như Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên sau khi được AI phục dựng tướng mạo trông sẽ như thế nào?

Đăng ngày: 25/08/2023
AI có thể phát hiện loại nhạc bạn đã nghe dựa trên tín hiệu não

AI có thể phát hiện loại nhạc bạn đã nghe dựa trên tín hiệu não

Một nghiên cứu mới cho thấy, trí tuệ nhân tạo có thể phát hiện và tạo ra âm nhạc giống với giai điệu mà mọi người đã nghe bằng cách quét não.

Đăng ngày: 22/08/2023
Tác dụng bất ngờ của AI trong hoạt động thụ tinh ống nghiệm

Tác dụng bất ngờ của AI trong hoạt động thụ tinh ống nghiệm

AIVF, công ty công nghệ sinh sản ở Israel, đã phát triển thành công phần mềm đánh giá chất lượng phôi thai được hỗ trợ bởi AI, giúp đơn giản hóa quy trình chọn lọc phôi thai trong thụ tinh ống nghiệm.

Đăng ngày: 12/08/2023
AI chỉ cần nghe tiếng gõ phím để đoán nội dung, đạt độ chính xác lên tới 95%

AI chỉ cần nghe tiếng gõ phím để đoán nội dung, đạt độ chính xác lên tới 95%

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Cornell (Ithaca, New York) đã sử dụng AI để dự đoán gần chính xác nội dung được nhập liệu chỉ bằng cách nghe tiếng gõ phím.

Đăng ngày: 08/08/2023
Dùng AI vẽ chân dung của Leonardo da Vinci, Alexander Đại đế ở thế kỷ 21 và cái kết cực chất

Dùng AI vẽ chân dung của Leonardo da Vinci, Alexander Đại đế ở thế kỷ 21 và cái kết cực chất

Ở thế kỷ 21, Leonardo da Vinci, Alexander Đại đế hay Van Gogh có vẻ ngoài thế nào?

Đăng ngày: 07/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News