Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người

Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người.

"Đánh lừa" thị giác bằng vẻ đẹp êm đềm như tranh vẽ

Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Đây cũng là một trong những hồ lớn ở châu Phi. Hồ Kivu thoát nước vào sông Ruzizi, sông này chảy về phía nam và đổ vào hồ Tanganyika. Tên "Kivu" còn có nghĩa là "hồ" trong tiếng Bantu.

Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người
 Vẻ đẹp yên ả phía bên trên mặt hồ Kivu. (Ảnh: Travel).

Với diện tích mặt nước khoảng 2.700km2, nằm ở độ cao hơn 1.400 m trên mực nước biển, hồ Kivu nằm trên một thung lũng đang dần bị tách ra, gây nên các hoạt động núi lửa trong khu vực và khiến nó đặc biệt sâu. Chiều sâu của hồ xấp xỉ 480 m, trở thành hồ sâu thứ tám trên thế giới. Xung quanh hồ Kivu có các dãy núi hùng vĩ bao bọc.

Thoạt nhìn, hồ Kivu mang vẻ đẹp thanh bình như nhiều hồ nước khác. Xung quanh, các thảm thực vật vẫn phát triển mạnh mẽ, tạo nên cảnh tượng như thơ như mộng. Nhưng chẳng ai ngờ, dưới mặt nước lại tiềm ẩn mối nguy hiểm rùng rợn, là một quả bom khí độc không biết sẽ phát nổ lúc nào. Nói cụ thể hơn, điều này xuất phát từ việc bên dưới lòng hồ chứa khoảng 55 tỷ m3 khí mêtan và một số loại khí nguy hiểm khác.

Trái ngược với vẻ ngoài nên thơ, hồ Kivu chưa từng bình yên.

Quả bom phát nổ bất cứ lúc nào

Vào thời điểm tháng 5/2021, khi núi lửa Nyiragongo phun trào, các kỹ sư ở trạm điện nổi trên hồ Kivu ngước những ánh mắt đầy lo âu nhìn lên. Nhưng thứ khiến họ lo lắng hơn cả không phải là những đợt dung nham, động đất hay khí độc. Họ lo lắng nhìn bên dưới mặt hồ trong xanh tưởng như bình yên ở dưới chân, bắt đầu xuất hiện những đợt sóng vì rung chấn từ đợt phun trào.

Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người
 Nơi này được ví như "quả bom" phát nổ bất cứ lúc nào. (Ảnh: WhIf).

Suốt hàng trăm năm qua, các hoạt động địa chất và núi lửa đã tích lũy lượng lớn khí mêtan và CO2 dưới lòng hồ. Nếu số khí ấy bị giải phóng ra ngoài môi trường sẽ đủ tạo ra sự hủy diệt kinh hoàng ra khu vực xung quanh.

"Núi lửa có thể gây nên vụ nổ lớn, đưa khí độc khổng lồ lên mặt nước. Nó sẽ tạo ra những đám mây khí độc chết người, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng hàng triệu người sống quanh đó. Bởi vậy, chúng tôi mới gọi đây là hồ sát nhân", ông Francois Darchambeau - chuyên gia quản lý môi trường của công ty điện lực KivuWatt, chia sẻ với AFP.

Và trên thế giới chỉ có 3 hồ nước như vậy còn tồn tại. Đó là hồ Kivu, hồ Nyos và hồ Monoun ở tây bắc Cameroon.

Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, hai hồ nước Nyos và Monoun đều trải qua những đợt trào khí CO2, trong đó, đợt phun trào hồ Nyos khiến hơn 1.700 người chết ngạt.

Nhưng điều đáng lưu tâm là, hai vụ phun trào tại các hồ nước trên diễn ra tại những vùng hẻo lánh. Còn nếu hồ Kivu phun khí độc, 2 triệu người sẽ có nguy cơ thiệt mạng. Bởi vậy, những người dân sống xung quanh hồ nước này luôn trong nỗi lo sợ sẽ đối diện với "án tử" bất cứ lúc nào bởi quả bom "nổ chậm" này.

Nỗi sợ hãi thường trực

Sự sợ hãi và ám ảnh về hồ Kivu càng trở nên rõ ràng hơn khi núi lửa Nyiragongo đột nhiên hoạt động vào nửa đầu năm 2021. Lượng magma do nó phun trào khiến 32 người tử vong, phá hủy hàng trăm ngôi nhà, gây ra các đợt rung chấn đẩy sâu vào lòng đất, thậm chí xuyên vào lòng hồ Kivu.

Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người
 Hồ Kivu hiện là một trong những hồ lớn nhất ở châu Phi. (Ảnh: Travel).

Đứng trên trạm điện ở mặt hồ, các kỹ sư nhìn bầu trời chuyển sang màu đỏ, trong lòng bất an.

"Thực sự đáng sợ. Khi tần suất động đất gia tăng, chẳng ai nói trước được điều gì", một chuyên gia lên tiếng.

Ai ngờ được hồ nước đẹp như tranh vẽ lại che giấu bí mật chết người
Một sà lan khai thác khí mêtan tại nhà máy điện KivuWatt trên Hồ Kivu. (Ảnh: Science).

Phương án đóng cửa trạm điện và di tản được tính đến. Tuy nhiên, việc đóng cửa sẽ gây ra hậu quả rất lớn bởi khu vực này sản xuất khoảng 30% lượng điện tiêu thụ mỗi năm cho đất nước Rwanda. Họ khai thác nguồn năng lượng từ chính lòng hồ Kivu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Liên Hợp Quốc cảnh báo: Ô nhiễm làm chết nhiều người hơn cả Covid-19

Liên Hợp Quốc cảnh báo: Ô nhiễm làm chết nhiều người hơn cả Covid-19

Liên Hợp Quốc cho biết mỗi năm có ít nhất 9 triệu người chết vì ô nhiễm môi trường, nhiều hơn so với con số gần 5,9 triệu người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 17/02/2022
Biến đổi khí hậu phá hủy mặt đất, khiến con người không còn nơi trú chân?

Biến đổi khí hậu phá hủy mặt đất, khiến con người không còn nơi trú chân?

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học tính đến khả năng Trái đất có thể mất đi lớp đất trên bề mặt do nứt vỡ và sụt lún.

Đăng ngày: 17/02/2022
Robot chụp nhiên liệu phóng xạ nóng chảy ở Fukushima

Robot chụp nhiên liệu phóng xạ nóng chảy ở Fukushima

Một robot điều khiển từ xa chụp ảnh ụ nhiên liệu hạt nhân nóng chảy và rơi xuống đáy lò phản ứng bị phá hủy nặng nề nhất ở nhà máy điện Fukushima.

Đăng ngày: 17/02/2022
Núi lửa ở Indonesia phun trào, tạo cột tro bụi cao 1.500m

Núi lửa ở Indonesia phun trào, tạo cột tro bụi cao 1.500m

Cột tro bụi hình thành từ vụ núi lửa Anak Krakatoa phun trào ở Indonesia đã cao đến 1.500 m vào ngày 5/2, theo Cơ quan Địa chất nước này.

Đăng ngày: 16/02/2022
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cực mạnh, rét hại sâu nhất từ đầu mùa

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh cực mạnh, rét hại sâu nhất từ đầu mùa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo từ ngày 19 - 23/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng trải qua đợt rét đậm rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay.

Đăng ngày: 16/02/2022
Nghiên cứu hồ nước gần tâm chấn của vụ nổ bí ẩn 113 năm trước

Nghiên cứu hồ nước gần tâm chấn của vụ nổ bí ẩn 113 năm trước

Các nhà nghiên cứu Nga dự định lặn sâu khoảng 30 m để thám hiểm hồ Cheko, nơi được cho là hố va chạm của một thiên thạch.

Đăng ngày: 15/02/2022
Tương lai của Olympic mùa đông là không còn mùa đông

Tương lai của Olympic mùa đông là không còn mùa đông

Khí hậu ấm lên đồng nghĩa việc tìm địa điểm thích hợp để tổ chức các kỳ Olympic mùa đông trong tương lai sẽ ngày càng khó khăn. Thi đấu trong nhà sẽ là một lựa chọn khả dĩ.

Đăng ngày: 15/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News