AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Những thử nghiệm ban đầu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy chỉ với một vết máu khô, công cụ này có thể phân biệt được bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy, dạ dày hoặc đại trực tràng với người khỏe mạnh trong vòng vài phút.

Công cụ mới sử dụng công nghệ máy học, một nhánh của AI, để phân tích các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, còn gọi là chất chuyển hóa, trong mẫu máu. Những chất chuyển hóa này (được tìm thấy trong huyết thanh) hoạt động như "dấu ấn sinh học" có khả năng phát hiện sự hiện diện của ung thư trong cơ thể, theo trang LiveScience ngày 23-4.


Xét nghiệm mới cần chưa tới 0,05ml máu để chẩn đoán các bệnh ung thư - (Ảnh minh họa: REUTERS).

Sàng lọc các dấu ấn sinh học trong máu đã được đề xuất như một cách tiềm năng để chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu khi tỉ lệ sống sót cao hơn và bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.

Dù là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới, ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng hiện không có xét nghiệm máu độc lập đủ chính xác để chẩn đoán riêng. Thay vào đó, các bác sĩ thường dựa vào hình ảnh hoặc phẫu thuật để phát hiện các mô ung thư.

Công cụ mới này sử dụng máy học, một loại trí tuệ nhân tạo (AI), để phân tích các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất hoặc chất chuyển hóa trong mẫu máu. Những chất chuyển hóa này – được tìm thấy trong phần chất lỏng của máu được gọi là huyết thanh – hoạt động như “dấu ấn sinh học” có khả năng báo hiệu sự hiện diện của bệnh ung thư trong cơ thể.

Mặc dù là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới, ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và dạ dày hiện không có xét nghiệm máu độc lập đủ chính xác để tự chẩn đoán bệnh.

Về mặt lý thuyết, xét nghiệm mới này chỉ cần ít hơn 0,05 ml máu để chẩn đoán các bệnh này. Đó là tuyên bố của các nhà khoa học ở Trung Quốc, những người đã phát triển thử nghiệm và mô tả phát hiện của họ trong một bài báo đăng ngày 22/4 trên tạp chí Nature Sustainability.

Công cụ này cũng được chứng minh có thể phân biệt chính xác người mắc ung thư và người khỏe mạnh.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy xét nghiệm bằng máu khô hoạt động tốt như xét nghiệm bằng máu lỏng. Trong một thử nghiệm của nhóm, xét nghiệm máu khô cho phép họ phát hiện 81,2% trường hợp ung thư tuyến tụy, so với 76,8% khi dùng mẫu máu lỏng.

Bác sĩ Chaoyuan Kuang, làm việc tại Trường cao đẳng Y khoa Albert Einstein (Mỹ) và không tham gia nghiên cứu trên, cho rằng so với máu lỏng, huyết thanh khô có thể được "thu thập, lưu trữ và vận chuyển với chi phí thấp hơn và với thiết bị đơn giản hơn nhiều".

Tuy nhiên, ông nói cần thêm nhiều năm nghiên cứu nữa để có thể cung cấp rộng rãi xét nghiệm này tới người dân.


Xét nghiệm bằng máu khô hoạt động tốt như xét nghiệm bằng máu lỏng.

Ở Mỹ, hiện chỉ có một loại xét nghiệm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt để chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Đó là phương pháp CA19-9 và các xét nghiệm hiện tại phát hiện chất chuyển hóa có độ chính xác khoảng 80% khi có triệu chứng ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ đánh dấu 13% trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, vì vậy chúng không hữu ích trong việc phát hiện ung thư siêu sớm.

Các nhà khoa học cho rằng, nếu được sử dụng trong các chương trình sàng lọc ung thư lớn, thử nghiệm của họ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Họ báo cáo rằng, công cụ mới này có thể làm giảm tỷ lệ các trường hợp ung thư đại trực tràng, dạ dày và đại trực tràng chưa được chẩn đoán khoảng 20% đến 50% nếu nó được sử dụng để sàng lọc ung thư ở các vùng nông thôn Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc xác nhận công cụ mới sẽ cần nhiều thử nghiệm hơn, đặc biệt là ở các quần thể lớn và đa dạng. Nghiên cứu này mới chỉ thử nghiệm vài trăm mẫu máu nên không rõ kết quả này sẽ áp dụng tốt như thế nào cho các nhóm khác.

Các nhà khoa học ước tính đến năm 2030, khoảng 75% số ca tử vong do ung thư sẽ xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình do người dân gặp nhiều rào cản trong việc chăm sóc y tế.

Nhóm tác giả nghiên cứu nói công cụ xét nghiệm mới sử dụng máu khô có thể giúp cải thiện khả năng tiếp cận xét nghiệm ở những nơi nguồn lực còn hạn chế như vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Sustainability.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt tối của AI: Robot nay đã biết phân biệt giới tính và chủng tộc

Mặt tối của AI: Robot nay đã biết phân biệt giới tính và chủng tộc

Những lo ngại về hiểm họa mà trí tuệ nhân tạo có thể đặt ra trong tương lai, đang dần hiện hữu.

Đăng ngày: 28/03/2025
Khi AI lấn sân sang nghệ thuật: 1 phút làm 60 bài thơ

Khi AI lấn sân sang nghệ thuật: 1 phút làm 60 bài thơ

Trí tuệ nhân tạo (AI) không ít lần được chứng minh có khả năng vượt trội con người trong nhiều lĩnh vực. Và gần đây, AI đã 'dám' lấn sân cả vào lĩnh vực mà con người vẫn tự hào là 'độc quyền': nghệ thuật.

Đăng ngày: 27/03/2025
Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống

Những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống

Không chỉ tạo ra cơn sốt về công nghệ, AI còn đặt viên gạch đầu tiên cho một kỷ nguyên máy móc, từng bước thay thế con người thực hiện những công việc từ đơn giản cho tới không tưởng.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các nhân vật trong truyện tranh Conan sẽ có dung nhan thực tế như thế nào ngoài đời thật?

Các nhân vật trong truyện tranh Conan sẽ có dung nhan thực tế như thế nào ngoài đời thật?

Công nghệ AI cho kết quả siêu ấn tượng khi dựng lại hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện Thám Tử Lừng Danh Conan.

Đăng ngày: 22/03/2025
Chân dung nhà thơ nổi tiếng được phục chế bằng AI

Chân dung nhà thơ nổi tiếng được phục chế bằng AI

Kỹ sư 8x Phạm Sơn phục chế chân dung 10 nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 20 như Xuân Quỳnh, Hàn Mạc Tử, Tố Hữu bằng công nghệ AI.

Đăng ngày: 15/03/2025
Kỹ sư NASA bất ngờ trước hình dạng “ngoài hành tinh” của linh kiện tàu vũ trụ do AI chế tạo

Kỹ sư NASA bất ngờ trước hình dạng “ngoài hành tinh” của linh kiện tàu vũ trụ do AI chế tạo

Theo lời các kỹ sư NASA, vẻ ngoài khác lạ không ảnh hưởng tới hiệu năng của chúng. Trái lại, nó còn hiệu quả hơn thiết kế do con người tạo ra.

Đăng ngày: 12/03/2025
Dùng AI vẽ lại khuôn mặt của các nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giới

Dùng AI vẽ lại khuôn mặt của các nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giới

Các mỹ nhân nổi tiếng như Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên sau khi được AI phục dựng tướng mạo trông sẽ như thế nào?

Đăng ngày: 11/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News