Airbus phát triển bể chứa hydro lạnh -253 độ C cho máy bay

Airbus đang phát triển mẫu bể chứa hydro siêu lạnh dành cho máy bay không phát thải, dự kiến thử nghiệm vào năm 2026 - 2028.

Airbus đang thiết kế các bể chứa hydro lạnh mới gọi là "trái tim lạnh" nhằm phục vụ cho mẫu máy bay chạy bằng hydro lỏng ZEROe trong tương lai, Interesting Engineering hôm 26/11 đưa tin.

Airbus phát triển bể chứa hydro lạnh -253 độ C cho máy bay
Mẫu máy bay ZEROe chạy bằng hydro. (Ảnh: Airbus).

"Hydro là chìa khóa cho sứ mệnh đưa máy bay không phát thải ra thị trường vào năm 2035 của chúng tôi, nhưng cần được bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt lạnh, -253 độ C. Sử dụng công nghệ này đồng nghĩa với việc phát triển những bể chứa hydro lạnh cải tiến", Airbus cho biết.

Có hai công nghệ chính cho phép máy bay bay trực tiếp bằng hydro: Cung cấp năng lượng cho một động cơ đốt hydro thông qua động cơ turbine khí đã sửa đổi, hoặc sử dụng pin nhiên liệu hydro để tạo ra điện. Một lựa chọn khác là kết hợp cả hai công nghệ.

Phương pháp nào cũng đòi hỏi giữ lạnh hydro. Hydro cần được bảo quản ở mức nhiệt -253 độ C và duy trì nhiệt độ này ổn định trong suốt chuyến bay. Đây là lý do khiến bể chứa của máy bay hydro là một bộ phận then chốt. Tuy nhiên, chúng rất khó chế tạo vì hoàn toàn khác với bể chứa của máy bay truyền thống.

Để phát triển bể chứa, Airbus thành lập các Trung tâm Phát triển Không phát thải (ZEDC) ở Nantes (Pháp) và Bremen (Đức) khoảng 15 tháng trước. Các bể chứa được sản xuất tại Nantes, trong khi các hộp lạnh - có tác dụng khí hóa hydro lỏng - được sản xuất tại Bremen.

"Chúng tôi muốn tối ưu hóa bể chứa để đạt hiệu quả cao hơn và giảm hơn nữa tác động đến môi trường. Một chiếc máy bay không phát thải cần đạt mức phát thải gần 0 nhất có thể trong suốt vòng đời của nó", Chris Redfern, trưởng bộ phận sản xuất máy bay ZEROe, chia sẻ.

Bước tiếp theo của nhóm kỹ sư là đánh giá nguyên mẫu và xem có thể cải tiến gì thêm. Họ đang thu thập thông tin chi tiết và dữ liệu thử nghiệm từ mẫu đầu tiên này nhằm phát triển nguyên mẫu thứ hai, dự kiến đổ đầy hydro.

Mục tiêu chính của nhóm là tối đa hóa không gian, tăng hiệu suất và đơn giản hóa quy trình sản xuất. Họ dự kiến cần khoảng một năm nữa để chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu thứ hai. Mục tiêu cuối cùng là có bể nhiên liệu sẵn sàng cho máy bay A380 thử nghiệm khoảng năm 2026 - 2028.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

Sử dụng lớp vỏ ngoài của nấm để chế tạo thành phần của chip cũng như pin gắn chip sẽ làm giảm lượng rác thải điện tử toàn cầu.

Đăng ngày: 26/11/2022
Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Công nghệ tỷ USD trên chiếc mặt nạ của Son Heung-min

Chiếc mặt nạ của tiền đạo người Hàn Quốc được tạo ra từ công nghệ in 3D, một giải pháp đang được ứng dụng nhiều trong ngành y học hiện đại.

Đăng ngày: 25/11/2022
Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Công nghệ pin xe điện sạc đầy 80% trong 72 giây

Startup Thụy Sĩ phát triển hệ thống hybrid với công nghệ từ pin truyền thống và siêu tụ điện, có thể giúp phổ biến hóa xe điện nhờ sạc nhanh.

Đăng ngày: 24/11/2022
Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Ra mắt tai nghe công nghệ mới giúp đo căng thẳng

Tai nghe đo căng thẳng MindMics giúp đo tim, não và các hoạt động chức năng cơ thể khác chỉ có ở các thiết bị y tế đắt tiền trước đây.

Đăng ngày: 23/11/2022
Đảo pin quang điện có thể xoay theo hướng Mặt trời

Đảo pin quang điện có thể xoay theo hướng Mặt trời

Đảo pin quang điện của công ty Bồ Đào Nha có dạng module, dễ dàng tháo rời hoặc ghép thành trang trại điện Mặt trời nổi quy mô lớn.

Đăng ngày: 23/11/2022
Động cơ giúp máy bay siêu thanh đạt tốc độ 11.113km/h

Động cơ giúp máy bay siêu thanh đạt tốc độ 11.113km/h

Động cơ siêu thanh kích nổ bằng sóng xung kích đầu tiên trên thế giới có thể cung cấp sức mạnh để máy bay bay nhanh gấp 9 lần vận tốc âm thanh bằng nhiên liệu giá rẻ.

Đăng ngày: 22/11/2022
Nhện robot - giải pháp xử lý đường ống nước thải theo phong cách Nhật Bản

Nhện robot - giải pháp xử lý đường ống nước thải theo phong cách Nhật Bản

Có tạo hình như một con nhệt với nhiều chân, nó có thể hoạt động một mình hoặc hợp tác theo nhóm để kiểm tra, sửa chữa các đường ống nhỏ hẹp.

Đăng ngày: 21/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News