Tổ tiên loài người đã khám phá ra lửa khi nào?

Khi nắm được sức mạnh của lửa trong tay, con người dần leo lên định chuỗi thức ăn. Nhưng sự kiện thay đổi lịch sử này diễn ra khi nào.

Khả năng sử dụng lửa đã vĩnh viễn thay đổi vận mệnh của con người cũng như chỗ đứng của chúng ta trong chuỗi thức ăn. Thuở hồng hoang, lửa giúp ta nấu ăn, biến con người thành giống loài tận dụng hiệu quả năng lượng từ thực phẩm. Không còn dựa dẫm hái lượm, chúng ta đã có thể hấp thụ một lượng năng lượng lớn calorie từ thịt chín. Lửa còn giúp tổ tiên loài người tạo ra những thứ công cụ, vũ khí hiệu quả hơn.

Quan trọng là vậy, chúng ta vẫn chưa rõ thời điểm con người khám phá ra lửa cũng như quá trình chuyển hóa thứ sức mạnh hoang tàn thành công cụ dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà khảo cổ John Gowlett công tác tại Đại học Liverpool, chúng ta vẫn có thể khẳng định tổ tiên loài người biết tới lửa vào khoảng 2 triệu năm trước. Đây là thời kỳ thịnh vượng của loài Homo erectus - Người Đứng thẳng, loài linh trưởng cổ đại đầu tiên sở hữu những đặc tính cân đối của cơ thể người hiện đại.

Tổ tiên loài người đã khám phá ra lửa khi nào?
Ảnh minh họa thời kỳ con người mới khám phá ra lửa - (Ảnh: Johannes Roots/ArtStation).

Ban đầu, tổ tiên con người là những sinh vật nhặt nhạnh đồ ăn quanh ngọn lửa, nghĩa là họ đã biết lợi ích của lửa. Khi họ gặp lửa trên đường di chuyển, họ sẽ quan sát hoặc lần theo đường đi của ngọn lửa”, ông Gowlett nhận định. Sau khi chạm trán lửa cháy tự nhiên, những cá thể hoang dã này có thể đã chờ ngọn lửa lụi tàn, rồi tới xem đầu bếp Tự Nhiên đã nấu món gì cho họ.

Trong báo cáo khoa học xuất bản năm 2016 trên Tạp chí Hội đồng Hoàng gia về Khoa học Sinh học, giáo sư Gowlett nhận định quá trình khám phá ra lửa không xảy ra trong một sớm một chiều. “Không nghi ngờ gì, những cá thể người đầu tiên đã biết tới sự tồn tại của lửa từ rất sớm, cũng tương tự linh trưởng thảo nguyên của thời hiện đại. Nhưng nó không phải là một sự kiện khám phá, việc phát hiện ra lửa có thể coi là một quá trình diễn ra lâu dài”.

Nối tiếp quá trình lượm đồ ăn sau vụ cháy, nhiều khả năng người tiền sử đã tìm cách kéo dài ngọn lửa đã đang diễn ra. Điều đó có nghĩa những sinh vật hình người này không chỉ biết tới lửa, họ đã đang bắt đầu học sử dụng lửa một cách có lợi; có lẽ họ đã dùng cành cây, que củi để tự nhóm lửa. Theo lời ông Gowlett, có thể người tiền sử còn sử dụng phân động vật hóa than để duy trì đám cháy.

Tổ tiên loài người đã khám phá ra lửa khi nào?
Hiện tượng cháy rừng tự nhiên có lẽ đã giúp tổ tiên chúng ta biết đến lửa - (Ảnh: Internet).

Chưa hết, người tiền sử còn có thể tận dụng sức nóng tỏa ra từ bộ rễ cây sau cháy rừng, dùng chúng như một hệ thống lò nướng tự nhiên. Tuy vậy các nhà nghiên cứu thừa nhận họ không rõ quá trình này diễn ra vào khoảng thời gian nào, nhất là khi chưa có bằng chứng khảo cổ cho thấy sự tồn tại của những “bếp lò tự nhiên” ẩn trong lòng đất.

Những bếp sưởi sơ khai

Lửa để lại nhiều dấu vết, và các bằng chứng khảo cổ cho thấy người xưa đã biết tự nhóm lửa (và có lẽ nấu ăn nhiều hơn) và khoảng 800.000 năm trước; một số nhà khảo cổ nhận định những bếp lửa còn có thể xuất hiện sớm hơn nữa, tới khoảng 1,5 triệu năm trước. Dù chưa có mốc thời gian chính xác, nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định đây là lúc người tiền sử bắt đầu thói quen quây quần quanh những bếp sưởi ấm cúng.

Tổ tiên loài người đã khám phá ra lửa khi nào?
Những hòn đá 790.000 năm tuổi được tìm thấy tại Israel năm 2004, trên mình mang dấu vết của lửa - (Ảnh: Smithsonian).

Khi nấu nướng nhiều hơn, ruột (bao gồm cả cấu trúc và vi sinh vật) cũng như răng của tổ tiên loài người thay đổi. Đó là nhận định của nhà nhân loại học Richard Wrangham công tác tại Đại học Harvard. Ông cho rằng một khi con người sống ngoài đồng cỏ Châu Phi thay vì dưới tán rừng rậm rạp, họ đã biết nấu những thực phẩm tươi sống quanh mình. Thực vật thân củ và thịt động vật săn bắt được đều trở nên dễ nuốt, dễ tiêu hóa dưới sức nóng của ngọn lửa.

Theo lời ông Gowlett, người hiện đại không thể sống dựa vào đồ tươi sống, bởi lẽ chúng ta đã tiến hóa sau khi học cách nấu ăn với lửa.

Không chỉ tổ tiên chúng ta biết dùng lửa

Filipe Natalio, nhà khảo cổ học công tác tại Viện Khoa học Weizmann, Israel khẳng định người Neanderthal cũng biết dùng lửa để nấu ăn và chế tác công cụ. Khi chúng ta nhóm lửa tại Châu Phi, người Neanderthal đã dùng lửa để khai phá Châu Âu. Khi gặp nhau tại vùng Levant (nay là vùng đất thuộc các quốc gia Israel, Li-băng, một phần Syria và miền Tây Jordan), tổ tiên chúng ta và người Neanderthal đã cùng nhau chung sống và nhóm lên những bếp lửa của riêng mình.

Tổ tiên loài người đã khám phá ra lửa khi nào?
Ảnh minh họa người Neanderthal treo tại Bảo tàng Neanderthal tại Croatia - (Ảnh: Nikola Solic/Reuters).

Cũng trong thời kỳ này, người tiền sử đã biết dùng lửa để chế tác công cụ. Khoảng 400.000 năm trước, cả tổ tiên chúng ta và người Neanderthal đã dùng lửa để tạo nên những lưỡi dao sắc nhọn. Họ đã biết kiểm soát nhiệt độ ngọn lửa để công cụ không nổ tung dưới sức nóng. “Khi rời Châu Phi tới vùng Levant, con người đã săn những con thú nhỏ hơn, vốn sẽ cần tới những lưỡi dao nhỏ để lọc hết thịt”, nhà khảo cổ Natalio nhận định.

Công nghệ khảo cổ tiến triển đồng nghĩa với việc ta có thể “du hành” ngày một sâu về quá khứ. Theo nhận định của cả hai chuyên gia Gowlett và Natalio, các nhà khảo cổ tiếp tục tìm thấy thêm những di tích cho thấy lửa đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội người tiền sử. Tinh tinh ngày nay cũng đã hiểu về sự tồn tại của ngọn lửa, vậy nên không lấy làm kỳ lạ khi tổ tiên loài người cũng đã biết, và hiểu cách kiểm soát thứ công cụ sản sinh năng lượng cổ đại này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật hơn 1.000 cổ vật trên núi Võ Đang

Khai quật hơn 1.000 cổ vật trên núi Võ Đang

Các nhà khảo cổ Trung Quốc công bố phát hiện một bộ sưu tập hiện vật lớn tại Di sản Thế giới nổi tiếng với những ngôi đền Đạo giáo.

Đăng ngày: 25/11/2022
Thợ dò vàng đào được nhẫn cưới 600 năm trị giá 47.000 USD

Thợ dò vàng đào được nhẫn cưới 600 năm trị giá 47.000 USD

Một thợ dò vàng ở Dorset đào được chiếc nhẫn làm bằng vàng và kim cương của một phu nhân quý tộc sống ở cuối thế kỷ 14.

Đăng ngày: 25/11/2022
Sư tử quái vật gần nửa tấn

Sư tử quái vật gần nửa tấn "hiện về" sau 11.000 năm tuyệt chủng

Tàn tích của quái vật cổ đại với chiếc răng đen nhánh tự hiện hình giữa lòng sông Missisippi (Mỹ) hồi cuối tháng 10 vừa được xác định thuộc về một loài sư tử khổng lồ đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 25/11/2022
Phát hiện vị hoàng đế chưa từng biết đến qua bộ sưu tập đồng xu cổ

Phát hiện vị hoàng đế chưa từng biết đến qua bộ sưu tập đồng xu cổ

Các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ phần nào danh tính của vị hoàng đế La Mã được khắc trên các đồng xu cổ có từ thế kỷ III.

Đăng ngày: 25/11/2022
Phát hiện mới: Xác ướp Ai Cập cổ đại để đưa người chết đến với thần thánh

Phát hiện mới: Xác ướp Ai Cập cổ đại để đưa người chết đến với thần thánh

Từ lâu, người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết.

Đăng ngày: 24/11/2022
Tìm thấy kho báu khổng lồ với hơn 8400 đồng xu cổ

Tìm thấy kho báu khổng lồ với hơn 8400 đồng xu cổ

Được chôn vùi gần làng Dunscore, kho tiền xu khổng lồ từ thế kỷ 13 và 14 ước tính trị giá tới hàng trăm nghìn bảng Anh.

Đăng ngày: 24/11/2022
Phát hiện khu rừng lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại 386 triệu năm

Phát hiện khu rừng lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại 386 triệu năm

Tại dãy núi Catskill ở phía đông nam bang New York, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một bộ hệ thống rễ cây hóa thạch, có niên đại 386 triệu năm tuổi.

Đăng ngày: 24/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News