Airbus ra mắt taxi điện mới tốc độ 120km/h

Mẫu máy bay điện City Airbus thế hệ mới có thể duy trì độ ồn ở mức tương đương máy hút bụi gia đình khi bay trong thành phố.

Dù tên tuổi gắn liền với những phương tiện bay lớn nhưng Airbus chưa bao giờ từ bỏ tham vọng sản xuất taxi bay nhỏ. Hiện nay, công ty này đã tiến gần hơn tới việc biến tham vọng thành hiện thực khi ra mắt thế hệ tiếp theo của City Airbus, một giải pháp vận tải đường không trong đô thị (UAM).

Airbus ra mắt taxi điện mới tốc độ 120km/h
Máy bay City Airbus thế hệ mới có đuôi hình chữ V. (Ảnh: Airbus)

CityAirbus, mẫu máy bay điện có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) được phát triển từ năm 2015. Chủ yếu để tránh tắc nghẽn giao thông trên mặt đất, mẫu máy bay cá nhân này do chi nhánh Trực thăng của Airbus thiết kế. Phiên bản tiền nhiệm của CityAirbus trông giống trực thăng hơn và có hình dáng đẹp mắt. Airbus thậm chí công khai các chuyến bay thử nghiệm của phương tiện.

Rút kinh nghiệm từ 242 thử nghiệm bay với tổng quãng đường trên 1.000 km, Airbus tiếp tục giới thiệu mẫu CityAirbus thế hệ tiếp theo với hình dáng khác biệt so với bản tiền nhiệm. Sở hữu cánh cố định và đuôi hình chữ V, mẫu CityAirbus mới hoạt động nhờ 8 động cơ đẩy. Dù Airbus không tiết lộ thông số kỹ thuật, phương tiện đủ lớn để chở 4 người trên quãng đường khoảng 80 km với tốc độ tối đa 120 km/h và không thải khí.

Thông thường, trực thăng bay quãng đường ngắn như vậy rất ồn nhưng Airbus cho biết mẫu taxi điện CityAirbus có thể kiểm soát độ ồn. Được tối ưu hóa để bay lơ lửng và bay hành trình hiệu quả, CityAirbus duy trì độ ồn ở mức dưới 65 decibel (dB) trong lúc bay, và dưới 70 dB khi hạ cánh, tương đương độ ồn của máy hút bụi đang hoạt động.

Hiện nay, mẫu CityAirbus đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết và dự kiến cất cánh lần đầu tiên năm 2023 và xin cấp phép năm 2025. Ngoài hoàn thiện mẫu eVTOL, Airbus cũng cần phát triển hệ sinh thái bao gồm quản lý bay tự động và tích hợp vào cơ sở hạ tầng đô thị.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể bay nhỏ bằng hạt cát theo dõi mầm bệnh trong không khí

Vật thể bay nhỏ bằng hạt cát theo dõi mầm bệnh trong không khí

Một vi mạch xử lý nhỏ bằng hạt cát chính là vật thể bay nhân tạo nhỏ nhất từng được sáng chế trên thế giới, có thể giúp theo dõi bệnh lây nhiễm qua không khí.

Đăng ngày: 27/09/2021
Thiết kế hệ thống làm mát không dùng điện

Thiết kế hệ thống làm mát không dùng điện

Các nhà nghiên cứu thiết kế hệ thống sử dụng kết hợp ánh sáng Mặt Trời và nước muối để tạo hiệu ứng làm mát thay vì dùng điện.

Đăng ngày: 25/09/2021
Tế bào quang điện lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới

Tế bào quang điện lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới

Công ty SunDrive sử dụng đồng thay bạc trong tế bào quang điện mới, lập kỷ lục hiệu suất cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 24/09/2021
Mặt đường đầu tiên được nâng cấp với siêu vật liệu graphene

Mặt đường đầu tiên được nâng cấp với siêu vật liệu graphene

Các chuyên gia thử nghiệm trộn graphene vào nhựa đường tái chế nhằm đánh giá hiệu quả kéo dài tuổi thọ cho các con đường của vật liệu này.

Đăng ngày: 23/09/2021
Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Nhờ kỹ thuật bảo quản tạng ghép, khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh thực phẩm thân thiện với môi trường

Tiến bộ của y học có thể giúp bữa ăn hàng ngày của chúng ta tươi ngon hơn.

Đăng ngày: 23/09/2021
Hệ thống robot giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Hệ thống robot giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Vô hiệu hóa mìn hải quân (thuỷ lôi) được biết đến là một nhiệm vụ nguy hiểm.

Đăng ngày: 22/09/2021
Công nghệ phá dỡ cao ốc

Công nghệ phá dỡ cao ốc "đỉnh" của Nhật không tiếng ồn, không khói bụi

Toà nhà được phá huỷ trong âm thầm, nhìn ngoài không ai nhận ra, song bên trong có máy móc và các kỹ sư làm việc để loại bỏ từng cột, kèo và mặt sàn mỗi tầng.

Đăng ngày: 21/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News