Âm thanh bí ẩn từ vực sâu 11.000m dưới Thái Bình Dương

Âm thanh bí ẩn các nhà khoa học Mỹ ghi lại gần đáy vực Mariana sâu 10.971 m ở Thái Bình Dương có thể là tiếng gọi của cá voi chưa từng được nghe thấy trước đây.

Mang tên "Western Pacific Biotwang", tiếng gọi mới phát hiện có thể đến từ cá voi mũi nhọn, thuộc phân bộ cá voi tấm sừng, theo nhóm nghiên cứu thu thập âm thanh. Tiếng gọi này bao gồm nhiều âm thanh trải rộng trong khoảng tần số 38 - 8.000 Hz trong khi ngưỡng nghe được của con người là 20 - 20.000 Hz, Live Science hôm 17/12 đưa tin.

"Tiếng gọi rất đặc biệt", Sharon Nieukirk, trợ lý nghiên cứu cao cấp ở khoa âm sinh học hải dương thuộc Đại học Oregon, Mỹ, nhận xét. "Âm thanh tần số thấp thường thấy ở bộ cá voi tấm sừng và chính âm thanh giọng mũi đó làm cho tiếng kêu thực sự độc đáo".

Âm thanh bí ẩn từ vực sâu 11.000m dưới Thái Bình Dương
Vị trí các nhà khoa học thu được âm thanh lạ nằm ở đáy vực Mariana sâu 10.971m. (Ảnh: Google Earth).

Tiếng kêu được thu lại nhờ robot lặn biển tự động, có thể lặn sâu tới 1.000m dưới mặt nước. Nieukirk và đồng nghiệp thu thập dữ liệu âm thanh vào mùa thu năm 2014 và 2015 tại vùng biển phía đông Guam, quanh đáy vực Mariana, nơi sâu nhất ở Thái Bình Dương.

Tiếng kêu gồm 5 đoạn, mỗi đoạn kéo dài 3,5 giây, được ghi âm liên tục vào mùa xuân và mùa thu. Nhóm nghiên cứu hy vọng các nhà khoa học khác có thể nhận biết tiếng kêu trong nguồn dữ liệu khác, cho phép họ xác nhận nguồn phát ra âm thanh. Trong mô tả trên tạp chí của Hiệp hội Âm học Mỹ, Nieukirk và đồng nghiệp cho rằng tiếng kêu thuộc về cá voi mũi nhọn.

Do kết cấu phức tạp, tần số và âm kim loại của tiếng kêu, các nhà nghiên cứu suy luận nó giống nhất với tiếng kêu đặc trưng do một nhóm cá voi mũi nhọn lùn ở vùng biển đông bắc Australia tạo ra. Họ cũng nhấn mạnh có vài loại cá voi mũi nhọn ở khu vực khảo sát nhưng không có nhiều thông tin về hành vi của chúng, đặc biệt là âm thanh chúng phát ra.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu về âm thanh thu được. Phần lớn cá voi tấm sừng sử dụng tiếng kêu đặc biệt trong mùa giao phối để gọi bạn tình, nhưng tiếng kêu này xuất hiện quanh năm nên có thể phục vụ nhiều chức năng phức tạp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập ma lần đầu được ghi hình ở độ sâu 2.000m

Cá mập ma lần đầu được ghi hình ở độ sâu 2.000m

Loài cá hình dáng kỳ lạ với cơ quan sinh dục có thể rụt lại trên đầu lần đầu tiên được phát hiện ở Bắc bán cầu.

Đăng ngày: 17/12/2016
Sóng cao nhất thế giới, hơn nhà 6 tầng ở Đại Tây Dương

Sóng cao nhất thế giới, hơn nhà 6 tầng ở Đại Tây Dương

Một con sóng cao 19m ở Đại Tây Dương được ghi nhận là con sóng biển cao nhất thế giới từng được đo bằng phao, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

Đăng ngày: 14/12/2016
Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?

Vì sao máu bạch tuộc có màu xanh?

Bạch tuộc là một sinh vật phức tạp đáng ngạc nhiên với 500 triệu tế bào thần kinh trên đầu và thân, có khả năng lập kế hoạch, suy diễn và tiên đoán chuyển động.

Đăng ngày: 14/12/2016
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 13/12/2016

"Quái vật Muriwai" phủ đầy hà dạt vào bờ biển New Zealand

Một vật thể bí ẩn có kích thước đồ sộ dạt vào bờ biển New Zealand, thu hút sự chú ý của người dân và kéo theo nhiều suy luận về nguồn gốc của nó.

Đăng ngày: 12/12/2016
Phát hiện sinh vật lạ có đầu không có thân

Phát hiện sinh vật lạ có đầu không có thân

Các nhà hải dương học đã phát hiện ở Thái Bình Dương một "con sâu" lạ thường là ấu trùng có đầu và hoàn toàn không có thân.

Đăng ngày: 11/12/2016
Sinh vật biển

Sinh vật biển "người chở xác" tái xuất sau 100 năm

Một sinh vật có thân mờ đục, không xương sống có tên Bathochordaeus Charon mới được phát hiện gần đây ngoài khơi bờ biển Monterey (California, Mỹ).

Đăng ngày: 07/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News