Âm thanh kỳ lạ từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Các cảm biến đặc biệt giúp NASA có thể thu được âm thanh đặc trưng phát ra từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Những vệ tinh được con người đưa vào vũ trụ trong hàng chục năm qua được trang bị các cảm biến đặc biệt để có thể "nghe" những thứ như sóng vô tuyến, sóng plasma trong không gian liên hành tinh. Nhờ công nghệ này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể thu được những tiếng động khác thường phát ra từ nhiều thiên thể trong Hệ Mặt Trời, theo PCMag.


Vệ tinh trang bị cảm biến đặc biệt có thể thu được những âm thanh lạ trong vũ trụ. (Ảnh:PCMag).

"Sóng xung kích" từ sao Mộc

Mặt Trời phát ra một luồng năng lượng ổn định gọi là "gió mặt trời", nó có thể bị đẩy lùi bởi một lực từ trường đủ mạnh. Khi gió mặt trời va phải từ trường bao bọc quanh sao Mộc, nó bị lệch hướng và toàn bộ năng lượng chuyển động bị chuyển thành nhiệt năng.

Khu vực có nguồn năng lượng này được gọi là "bow shock" – tương tự vùng phát ra sóng xung kích khi máy bay phản lực phá vỡ bức tường âm thanh. Tiếng động kỳ lạ tại vùng "bow shock" của sao Mộc được tàu thăm dò Voyager ghi lại khi băng qua khu vực này năm 2001.

Những cơn bão sấm sét ở sao Thổ

Các nhà nghiên cứu đã ghi lại bằng chứng về sét đánh sâu trong khí quyển sao Thổ khi tàu Voyager bay qua. Những vết rạn nứt tĩnh điện trong sóng vô tuyến được ghi lại bởi tàu Cassini năm 2006 cho thấy môi trường hỗn loạn sâu bên dưới đáy những đám mây của sao Thổ.

Sóng plasma ở rìa Hệ Mặt Trời

Đây không phải là âm thanh ghi theo thời gian thực mà là tổng hợp những sữ liệu của tàu Voyager về sóng plasma trong nhiều tháng từ 2012 đến 2013. Dựa vào dữ liệu này, các nhà khoa học tin rằng Voyager đã thoát ra khỏi vùng đệm heliopause – khu vực mà áp lực từ bên ngoài Hệ Mặt Trời khiến những gì còn sót lại của gió mặt trời phải quay lại. Thực tế, đây là thời điểm mà Voyager đã rời khỏi Hệ Mặt Trời và là vật thể nhân tạo đầu tiên làm được việc như vậy.

Tiếng huýt gió lạ thường của Trái Đất

Những tiếng huýt gió lạ thường này là kết quả của sóng plasma tương tác với từ trường của Trái Đất, được ghi lại bởi các đầu dò Van Allen của NASA.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News