Âm thanh ma quái từ "quả cầu lửa vũ trụ" va vào Trái đất

Kỹ sư âm thanh Unto Laine từ Đại học Aalto ở Phần Lan đã cố gắng ghi lại những âm thanh kỳ lạ phát ra từ bầu trời vào một đêm quả cầu plasma CME đáng sợ "hạ cánh" xuống từ quyển của Trái đất.

Âm thanh ma quái từ quả cầu lửa vũ trụ va vào Trái đất
Các vụ CME làm bầu trời Trái đất bùng cháy trong cực quang đủ màu.

Các CME thường đi sau bão địa từ (bão Mặt Trời), là một dòng plasma năng lượng cao. Nếu nó va chạm với từ quyển của Trái đất, các hạt từ gió Mặt Trời sẽ được gia tốc dọc theo các đường sức từ đến các vĩ độ cao, "đổ mưa" xuống tầng trên của bầu khí quyển và tương tác với các hạt trong khí quyển, tạo nên cực quang kỳ ảo.

Những âm thanh kỳ lạ giống như tiếng lộp độp, lách tách từ bầu trời, đôi khi giống tiếng nứt vỡ, tiếng va chạm đã được ghi lại nhờ thiết bị đặc biệt được thiết lập gần làng Fiskars - Phần Lan.

Dữ liệu được tham chiếu chéo với các hoạt động địa từ do Viện Khí tượng Phần Lan ghi lại, đồng thời so sánh với các dữ liệu âm thanh khác để lọc bỏ tạp âm. Cuối cùng họ đã lọc được khoảng 60 âm thanh kỳ lạ liên quan đến sự thay đổi trong từ trường Trái đất với độ chính xác 90%.

Đặc biệt, đó là những âm thanh mà tai người hoàn toàn nghe được.

"Những âm thanh phổ biến hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ, nhưng khi mọi người nghe thấy chúng mà không nhìn thấy cực quang, họ nghĩ rằng đó chỉ là tiếng nứt của băng hoặc có thể là một con chó hoặc một số động vật khác" - tác giả Unto Laine nói với Science Alert.

Các tác giả cũng nói thêm rằng âm thanh thường chỉ xuất hiện trong các màn cực quang "hoang dã" nhất, và cũng có lúc trở nên mạnh mẽ như tiếng thác nước.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị Âm học UROREGIO/BNAM2022.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những vật thể kim loại khổng lồ liên tiếp rơi xuống Ấn Độ, liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

Bí ẩn những vật thể kim loại khổng lồ liên tiếp rơi xuống Ấn Độ, liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

Những vật thể kim loại kỳ lạ với kích thước lớn đã rơi xuống nhiều vùng của Ấn Độ trong 2 tháng gần đây, khiến người dân hoang mang đặt câu hỏi: liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

Đăng ngày: 19/05/2022
SpaceX sẽ lập kỷ lục phóng vệ tinh nặng 9,2 tấn

SpaceX sẽ lập kỷ lục phóng vệ tinh nặng 9,2 tấn

Tên lửa Falcon Heavy của SpaceX dự kiến đưa vệ tinh thương mại nặng nhất lịch sử lên quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao 35.785km.

Đăng ngày: 19/05/2022
Hành tinh sinh đôi của Trái đất đã

Hành tinh sinh đôi của Trái đất đã "chết" vì ngạt thở?

Sao Kim và Trái Đất được coi là hai hành tinh sinh đôi, trong khi Trái Đất tồn tại sự sống thì sao Kim lại biến thành một địa ngục thiêu đốt.

Đăng ngày: 18/05/2022
Vật chất trong vũ trụ tồn tại từ hư không hay nó tồn tại ngay từ đầu?

Vật chất trong vũ trụ tồn tại từ hư không hay nó tồn tại ngay từ đầu?

Đây là một câu hỏi lớn, và cũng có thể nói rằng đây cũng là câu hỏi cơ bản của loài người về vũ trụ xung quanh chúng ta.

Đăng ngày: 18/05/2022
Vợ chồng phi hành gia cùng lên vũ trụ: Có

Vợ chồng phi hành gia cùng lên vũ trụ: Có "chuyện ấy" xảy ra không? Các nhà khoa học cũng tò mò!

NASA có một luật bất thành văn là chồng và vợ không được làm phi hành gia cùng lúc, điều này nhằm tránh việc phi hành gia bị xúc động trong quá trình làm nhiệm vụ, ảnh hưởng đến các sứ mệnh không gian.

Đăng ngày: 18/05/2022
Các nhà khoa học lên kế hoạch quay phim siêu hố đen

Các nhà khoa học lên kế hoạch quay phim siêu hố đen

Sau ảnh chụp đầu tiên của hố đen dải Ngân Hà, kính viễn vọng Chân trời sự kiện sẵn sàng tiến hành bước tiếp theo để ghi hình dòng khí di chuyển hỗn loạn quanh hố đen.

Đăng ngày: 18/05/2022
Phi hành gia chụp ảnh nguyệt thực từ trạm ISS

Phi hành gia chụp ảnh nguyệt thực từ trạm ISS

Phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chia sẻ ảnh chụp Mặt Trăng bị che khuất một phần ló ra giữa những tấm pin mặt trời.

Đăng ngày: 18/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News