Bí ẩn những vật thể kim loại khổng lồ liên tiếp rơi xuống Ấn Độ, liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

Những vật thể kim loại kỳ lạ với kích thước lớn đã rơi xuống nhiều vùng của Ấn Độ trong 2 tháng gần đây, khiến người dân hoang mang đặt câu hỏi: liệu có phải điềm báo của vũ trụ?


Cư dân của quận Anand của Gujarat đã thức dậy trong sự ngạc nhiên vào ngày 12/5 khi họ chứng kiến ​​những quả cầu kim loại kỳ lạ rơi xuống từ không gian.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, những quả bóng từ không gian đã rơi xuống ba địa điểm ở quận Anand - Bhalej, Khambholaj và Rampura.


Vật thể giống như quả bóng đã được tìm thấy bởi những người dân làng và khiến họ vô cùng hoang mang, họ đã ngay lập tức gọi cho cảnh sát địa phương.

Theo Indian Express đưa tin, vật thể này là một quả bóng kim loại lớn, màu đen, nặng khoảng 5 kg, được phát hiện đầu tiên ở Bhalej vào khoảng 4:45 chiều. Các trường hợp tương tự đã được báo cáo ở Khambholaj và Rampura. Ba ngôi làng nằm cách nhau 15 km.

Cảnh sát quận đã ghi nhận vụ việc và gọi các chuyên gia của Phòng thí nghiệm Khoa học Pháp y (FSL) để bắt đầu điều tra, Indian Express đưa tin.

Trước đó, vào tối 2/4, các mảnh vỡ phát sáng được nhìn thấy trên bầu trời Maharashtra và Madhya Pradesh. Ngay sau đó người dân phát hiện 6 quả bóng kim loại lớn và một chiếc vòng kim loại với đường kính tầm 3m nằm trên mặt đất. Dân làng ngay lập tức báo cáo với chính quyền địa phương.


Một chiếc vòng kim loại với đường kính tầm 3m rơi từ trên trời xuống Ấn Độ ngày 2/4.


Mới đây vào ngày 16/5, một mảnh kim loại cũng đã rơi xuống Khodiyarpura ở Sojitra taluka. Mảnh vỡ đã rơi vào đầu một con cừu non và khiến nó chết ngay tại chỗ.

Nhiều hình ảnh về các vật thể kỳ lạ rơi xuống từ bầu trời ở Ấn Độ trong những ngày qua đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng". Một số người đã suy đoán rằng chúng có thể là các vật thể ngoài của người ngoài hành tinh hoặc một dấu hiệu cảnh báo của thần linh gửi đến. Có nhiều người cho rằng đó là một "lời nguyền". Cũng có người lại lo sợ cho an toàn của người dân nơi đây.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý, một viện do Bộ Không gian của chính phủ điều hành, đã vào cuộc để điều tra sự việc.

Phòng thí nghiệm Khoa học Pháp y “liên hệ với” Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý, Ahmedabad và Trung tâm Ứng dụng Không gian của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) (SAC) để xác định xem các bộ phận kim loại có phải là mảnh vỡ từ vệ tinh hoặc tên lửa không .

Nhóm ISRO bao gồm các nhà khoa học M Shahajahan và Mayuresh Shetty đã đến thăm đồn cảnh sát Sindewahi ở Chandrapur, nơi những vật thể này được cất giữ và đưa ra nhận định ban đầu. Đây có thể là các mảnh vỡ không gian từ tên lửa vũ trụ Long March của Trung Quốc được phóng vào ngày 4 tháng 2 năm 2021.

Nếu được xác nhận, điều đó sẽ đánh dấu lần thứ hai trong năm một tên lửa của Trung Quốc quay trở lại Trái đất một cách kém lý tưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News