Amip ăn não người nguy hiểm gây tử vong ở Mỹ

Một đứa trẻ ở bang California đã chết vì căn bệnh nhiễm trùng não hiếm gặp gây ra bởi một loài amip rất nhỏ sống trong môi trường nước ngọt.

Theo AP, cậu bé 7 tuổi được đưa tới phòng cấp cứu tại Trung tâm Y tế UC Davis ở bang California, Mỹ, vào ngày 30/7 trong tình trạng bị sưng não nghiêm trọng và tử vong chỉ sau hơn một tuần điều trị. Nguyên nhân là do nhiễm trùng Naegleria fowleri sau khi nạn nhân bơi trong một hồ nước ở thành phố Tehama.

Amip ăn não người nguy hiểm gây tử vong ở Mỹ
Amip ăn não người Naegleria fowleri. (Ảnh: CDC)

Naegleria fowleri là một loại amip hay trùng biến hình trong nhóm sinh vật đơn bào Excavata, sống trong các môi trường nước ngọt như sông, hồ và suối nước nóng. Nguy cơ nhiễm trùng chủ yếu xuất phát từ việc nạn nhân để nước chứa amip xộc vào mũi trong khi tắm. Từ đó, Naegleria fowleri có thể xâm nhập và phá hủy mô não.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Tehama nhấn mạnh đây là tình trạng bệnh "cực kỳ hiếm" với chỉ 10 trường hợp được báo cáo ở Calofornia kể từ năm 1971. Tỷ lệ tử vong sau khi nhiễm trùng là rất cao. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, chỉ có 4 trong số 145 người nhiễm bệnh ở Mỹ từ năm 1962 đến năm 2018 sống sót (ít hơn 3%).

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu chính xác tại sao một số người có thể vượt qua căn bệnh này. Những yếu tố có thể góp phần cứu sống nạn nhân bao gồm phát hiện sớm, điều trị bằng thuốc thử nghiệm miltefosine, kết hợp các phương pháp điều trị tích cực khác để giảm sưng não.

Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng Naegleria fowleri là tránh bơi trong các vùng nước ngọt. Nếu vẫn muốn tắm, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách hạn chế cúi đầu xuống nước hoặc sử dụng kẹp ngăn nước tràn lên mũi. Các chuyên gia lưu ý rằng nuốt phải nước chứa Naegleria fowleri sẽ không gây nhiễm trùng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới: Cá biển chế biến sushi có lượng ký sinh trùng tăng 283 lần so với cách đây 40 năm

Nghiên cứu mới: Cá biển chế biến sushi có lượng ký sinh trùng tăng 283 lần so với cách đây 40 năm

Giun Anisakis là loại giun ký sinh có thể lây nhiễm trên nhiều loại cá, mực biển, hải sản và các động vật biển có vú như cá voi và cá heo cũng là vật chủ cho loài ký sinh này.

Đăng ngày: 18/08/2021
Liều lĩnh giành thức ăn, lợn rừng hứng trọn đòn trừng phạt của tê giác

Liều lĩnh giành thức ăn, lợn rừng hứng trọn đòn trừng phạt của tê giác

Mon men tới gần bữa ăn của tê giác, con lợn rừng tham ăn đã bị húc bay lên trời và có pha tiếp đất đầy đau đớn.

Đăng ngày: 17/08/2021
Loài hươu kỳ lạ này dù chỉ ăn cỏ nhưng chúng vẫn có cả răng nanh!

Loài hươu kỳ lạ này dù chỉ ăn cỏ nhưng chúng vẫn có cả răng nanh!

Những người dân địa phương dẫn đường cho biết: Đây là hươu ma cà rồng, nghe cái tên này khiến những người thám hiểm sợ hãi chỉ muốn bỏ chạy!

Đăng ngày: 17/08/2021
Rồng Komodo mạnh cỡ nào? Nó có đủ khả năng để giết bao hoa mai không?

Rồng Komodo mạnh cỡ nào? Nó có đủ khả năng để giết bao hoa mai không?

Rồng Komodo chỉ được tìm thấy ở đảo Komodo, đảo Rinca, đảo Flores và đảo Motang ở miền Đông Indonesia.

Đăng ngày: 17/08/2021
Những loại gia cầm

Những loại gia cầm "mãnh thú" người Việt thi nhau nuôi, kiếm bộn tiền

Những loại gia cầm dưới đây không những sở hữu tên gọi cực hầm hố, giống như chúa tể sơn lâm mà còn đem lại cho chủ nhân của chúng lợi nhuận cực " khủng".

Đăng ngày: 16/08/2021
Liệu hươu cao cổ có bị thoái hóa đốt sống cổ không?

Liệu hươu cao cổ có bị thoái hóa đốt sống cổ không?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý mà nhiều người gặp phải, thế nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi rằng hươu cao cổ có cái cổ dài như thế, khi chúng bị thoái hóa đốt sống cổ thì sẽ như thế nào chưa?

Đăng ngày: 16/08/2021
Tại sao rắn có răng nanh trong khi các loài chứa độc khác không có?

Tại sao rắn có răng nanh trong khi các loài chứa độc khác không có?

Sự kết hợp giữa răng nanh và nọc độc đã khiến rắn trở thành loài săn mồi đáng sợ.

Đăng ngày: 16/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News