Thử thách mật ong đông lạnh nguy hiểm trên TikTok

Người quay TikTok đang truyền tay nhau món tráng miệng mới: cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh. Song, chuyên gia sức khỏe cảnh báo cách làm này dễ gây tiêu chảy, ngộ độc.

Đầu tháng 7, một TikToker có tên Dave Ramirez lần đầu tải lên clip ngắn, ghi lại cảnh mình dùng hai tay bóp chặt một chai đông lạnh. Thứ nước mật ong màu vàng óng chảy ra và Dave đưa vào miệng thưởng thức.

"Tôi sẽ không nói dối. Vị của nó khá tuyệt", người này nói.

Chính clip này mở ra trào lưu mới thu hút người trẻ tham gia trên TikTok có tên #FrozenHoneyChallenge (tạm dịch: Thử thách mật ong đông lạnh). Cho đến nay, nội dung này đã thu hút khoảng 900 triệu lượt xem, theo New York Times.


#FrozenHoneyChallenge đã thu hút hơn 900 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok. (Ảnh: Insider).

Món tráng miệng mới

Để "đu trend", người tham gia cần cho mật ong vào một chai nước rỗng, đặt nó trong ngăn đá tủ lạnh vài giờ. Kết quả là khối mật ong sẽ đông lại, sền sệt như thạch. Lúc này, người quay sẽ nếm thử vị của nó và ghi lại phản ứng, chia sẻ cho mọi người cùng biết.

Để món ăn thêm hấp dẫn, một số người còn cho thêm phẩm màu hoặc kẹo vào. Một số thậm chí còn cho tương ớt hay trà sữa.

Eloise Fouladgar, người có khoảng 3,6 triệu người theo dõi trên TikTok, nói mình thích thú vị ngọt lạnh ngay từ miếng cắn đầu tiên.

"Tôi đoán món ăn do mình sáng tạo ra nhận nhiều sự chú ý bởi ai cũng có mật ong tại nhà và muốn thử nó", Dave chia sẻ. Ban đầu, chàng trai này muốn thử một món tráng miệng mới.


Dave Ramirez (trái) là người khởi xướng thử thách mật ong đông lạnh trên TikTok. (Ảnh: Insider).

Khi biết mật ong có thể tạo ra kết cấu đặc sệt như mong muốn, anh để thử một ít vào ngăn đá tủ lạnh và thích hương vị ngọt ngào khi nếm thử. Dave sau đó chia sẻ món mình khám phá lên trang cá nhân có 5,5 triệu lượt theo dõi.

Nhanh chóng, nhiều người bắt chước theo.

Một số người dùng TikTok, bao gồm cả Dave, không bỏ qua cơ hội kiếm tiền khi hợp tác với một số công ty bánh kẹo, quảng bá sản phẩm cho họ bằng cách trộn chúng vào món mật ong đông lạnh.

Daniella Shaba (20 tuổi) miêu tả lại trải nghiệm ăn thử lần đầu tiên, từ cảm giác lạnh ban đầu cho đến khi mật ong tan chảy trong miệng. Shaba đang kinh doanh bán kẹo và nhanh chóng tận dụng trào lưu để thúc đẩy doanh số.

“Tôi thực sự thích nó. Bạn có thể làm vô số video khác với xu hướng này”, cô hào hứng nói.

Nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy

Nhưng cũng giống như nhiều thử thách trước giờ trên nền tảng TikTok, món tráng miệng này bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe người ăn.


Việc ăn mật ong đông lạnh ở nhiệt độ thấp dễ dẫn đến tiêu chảy, đau bụng. (Ảnh: Metro).

Sarah Rueven, một chuyên gia dinh dưỡng ở New York, cho biết ăn một lượng lớn mật ong dễ dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Hậu quả này đã được một số TikToker chứng thực bởi chính họ đã trải qua khi nếm thử mật ong đông lạnh.

"Hầu hết thử thách lan truyền trên TikTok mang tính trào lưu, không có nhiều giá trị và khá ngớ ngẩn. Mọi người có thể tận dụng lợi ích của mật ong tốt hơn thế", Sarah cho hay.

Theo nữ chuyên gia dinh dưỡng, việc tiêu thụ một lượng lớn mật ong trong thời gian kéo dài có thể gây ra tăng cân, rối loạn ăn uống, có hại cho răng, đầy hơi, đau dạ dày vì chúng tạo ra lượng đường quá mức mà cơ thể cần.

Giáo sư Dana Hunnes đến từ Trường Y tế Công cộng UCLA Fielding (Mỹ) đưa ra cảnh báo không nên cho mật ong nguyên chất vào tủ lạnh để ăn trực tiếp bởi nguy cơ ngộ độc cao.

Trong những năm qua, giáo sư Hunnes đã chứng kiến nhiều xu hướng ăn uống trên mạng xã hội trực tiếp gây ra các vấn đề có hại cho sức khỏe người trẻ. Ví dụ như thử thách hít quế - loại gia vị có thể gây tổn thương phổi và cổ họng cho người hít phải.

"Tôi thực lòng khuyên thanh, thiếu niên không nên tham gia bất kỳ thử thách hay trào lưu ăn uống nào trên Internet. Chúng ta có đủ lý do để tránh tiêu thụ quá mức một lượng lớn loại thực phẩm nào đó", cô bày tỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Ma túy

Ma túy "nước biển" là gì?

"Nước biển" (GHB) là một trong những loại ma túy kích dục nguy hiểm, được nhiều kẻ hiếp dâm lợi dụng để khống chế nạn nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News