Ấn Độ: 454 người tự tử vì nắng nóng khắc nghiệt kéo dài
Theo báo cáo mới nhất, Ấn Độ đã ghi nhận 454 trường hợp tự tử trong vài tháng đầu năm do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Suốt nhiều tháng qua, Ấn Độ đã phải hứng chịu thời tiết nắng nóng vô cùng khắc nghiệt với nền nhiệt tại nhiều khu vực luôn trên ngưỡng 40 độ C. Đặc biệt, vào ngày 19/5, nhiệt độ tại thành phố Phalodi thuộc bang Rajasthan còn được ghi nhận đạt mức 51 độ C, con số cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Nắng nóng kéo dài khiến ruộng đồng khô cằn, mùa màng thất thu.
Trước tình trạng nắng nóng kéo dài triền miên khiến đồng ruộng khô cằn, mùa màng mất trắng, hàng chục nghìn nông dân đã phải bỏ ruộng đồng, nhà cửa để tới các thành phố tìm kiếm việc làm. Đáng lo ngại hơn, hàng trăm người do quá túng quẫn lại tìm đến cái chết để giải thoát cũng như thoát khỏi thực tại bi thảm.
Người dân chật vật với nắng nóng kéo dài.
Theo thống kê mới nhất, chỉ trong vòng 4 tháng qua, đã có tới 454 người tự tử, nâng số người tự tử trong vòng 16 tháng qua ở Ấn Độ lên tới gần 1.600 người. Theo Indian Express, ít nhất 36 nông dân ở khu vực Marathwada đã tìm đến cái chết chỉ trong một tuần.
Những bình nước quý giá dưới thời tiết khắc nghiệt.
Cũng theo một báo cáo gây sốc khác nữa, vì không có đủ lương thực thực phẩm cũng như tài chính để trang trải cho cuộc sống gia đình mà nhiều phụ nữ Ấn Độ đã buộc phải bán mình.
Rama Devi, một bà mẹ đơn thân ở Kadiri, cho biết vì không có đủ tiền trang trải cuộc sống khi mùa màng thất thu nên cô buộc phải dấn thân vào con đường này. "Đã không có mưa trong nhiều năm qua và tôi không có việc gì để làm", Devi nói với News 18.
Devi cho biết mặc dù biết bản thân bị cộng đồng coi thường và các con cô cũng bị những đứa trẻ khác phân biệt đối xử thế nhưng bà mẹ ba con này vẫn phải chấp nhận bởi "Tôi không còn lựa chọn nào khác".

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
