Ấn Độ cấm bán túi nhựa dẻo vì môi trường

Chính quyền thủ đô New Delhi hy vọng lệnh nghiêm cấm lưu hành và sử dụng mọi loại túi nhựa dẻo trong khu vực nội đô sẽ giúp cải thiện môi trường đang ở mức ô nhiễm báo động.

Lệnh cấm sử dụng các loại túi nhựa dẻo sẽ chính thức có hiệu lực vào tuần tới. Trong đó, các cơ sở sản xuất và hoạt động buôn bán mọi loại túi nhựa dẻo sẽ đều bị cấm trong khu vực thành phố bởi mặt hàng phổ biến này đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe môi trường.

Theo quy định của chính phủ Ấn Độ, mọi loại túi nhựa vốn được sử dụng để đựng hàng mua sắm, đựng rác, kể cả phim ảnh nhựa và túi gói hàng đều bị cấm lưu hành. Chỉ loại túi nhựa đựng rác thải y tế vẫn được phép sử dụng.


Chính quyền thủ đô New Delhi ban hành lệnh cấm lưu
hành mọi mặt hàng túi nhựa dẻo có hiệu lực từ tuần tới

Tuy nhiên, chính quyền thành phố New Delhi không nói rõ liệu lệnh cấm trên có đi kèm với quy định trong luật bảo vệ môi trường với mức hình phạt 5 năm ngồi tù cho bất cứ công dân nào có hành vi xả lượng lớn các túi rác ra ngoài môi trường.

Năm 2009, chính quyền thủ đô New Delhi cũng đã cấm người dân sử dụng các loại túi nhựa dẻo chuyên dùng đi mua sắm. Tuy nhiên, lệnh cấm trên dường như không mấy đem lại kết quả bởi các nhà chức trách không thể kiểm soát được thói quen vốn đã "thâm căn cố đế" trong sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Điển hình như tại thành phố Gurgaon thuộc bang Haryana của Ấn Độ, các loại túi nhựa vẫn được lưu thông và bày bán nhan nhản trên đường phố bất chấp lệnh cấm của chính quyền bang được triển khai từ hồi năm ngoái.

Một thực tế là các sản phẩm túi nhựa dẻo đang tác động xấu tới sức khỏe của hàng ngàn con bò được chăn thả trong khu vực thành phố do nuốt phải các túi rác trong quá trình tìm kiếm thức ăn tại những bãi chôn rác thải mở tại thành phố New Delhi.

Trong những năm gần đây, chính quyền quốc gia và các thành phố cùng những công ty lớn thuộc nhiều quốc gia từ Nam Phi cho tới Mexico và Anh cũng đã đặt ra hàng loạt lệnh giới hạn phạm vi sử dụng mặt hàng túi nhựa dẻo.

Tại Trung Quốc, một bản báo cáo được công bố vào hồi tháng 6 năm nay đã chỉ ra rằng sau 4 năm cấm sử dụng các loại túi nhựa dẻo và túi siêu mỏng tại các cửa hàng buôn bán, quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tiết kiệm được 4,8 triệu tấn dầu - nguyên liệu sản xuất túi nhựa dẻo, cũng như giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đáng kể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News