Ấn Độ dời ngày phóng tàu thăm dò sao Hỏa
Ấn Độ vào hôm 22/10 đã quyết định hoãn phóng tàu thăm dò sao Hỏa đầu tiên của mình đến ngày 5/11 tới, do có các vấn đề về hệ thống theo dõi trên biển, theo AFP.
>>> Ấn Độ sắp phóng phi thuyền tìm sự sống trên sao Hỏa
Như vậy, tàu thăm dò Mangalyaan (hay còn gọi là MOM - Mars Orbiter Mission) do Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phát triển sẽ không thể cất cánh như dự kiến vào ngày 28/10 tới.
Hai chiếc tàu của Ấn Độ đã được cử đến đảo Fiji ở Thái Bình Dương để theo dõi hành trình bay liên tục của tên lửa, nhưng một chiếc trễ hẹn do thời tiết xấu.
Sau mặt trăng đến lượt sao Hỏa nằm trong tham vọng khám phá của Ấn Độ - (Ảnh: AFP)
"Sứ mệnh đã được dời lại đến ngày 5/11 và tàu thăm dò sẽ được phóng vào lúc 14 giờ 36 phút (giờ Ấn Độ) tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang đông nam Andhra Pradesh", phát ngôn viên ISRO Deviprasad Karnik nói với AFP.
Được biết, sứ mệnh trị giá 73 triệu USD phóng tàu Mangalyaan bay đến quỹ đạo sao Hỏa sẽ được thực hiện bằng tên lửa đẩy bốn tầng PSLV cải tiến (còn gọi là PSLV-XL) nặng 350 tấn.
Theo dự kiến, tàu Mangalyaan, nặng 1.350kg, sẽ mất khoảng 10 tháng để bay hết quãng đường 400 triệu km xuyên không gian để đến được quỹ đạo hành tinh đỏ.
Tàu Mangalyaan sẽ mang theo năm thiết bị khoa học do Ấn Độ chế tạo để nghiên cứu khí quyển sao Hỏa, nhằm tìm kiếm dấu vết của khí methane - dấu chỉ báo cho sự tồn tại của sự sống; chụp các bức ảnh màu của hành tinh đỏ và tìm xem liệu có nước trên đó hay không.
Theo giới chức Ấn Độ thì sứ mệnh thăm dò sao Hỏa sắp tới sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chương trình khám phá vũ trụ của nước này.
Được biết, vào năm 2008, Ấn Độ đã phóng thành công tàu Chandrayaan-1 lên quỹ đạo mặt trăng và sau đó thông báo phát hiện có sự tồn tại của nước trên "chị Hằng".
Sứ mệnh này được xem là niềm tự hào và là bước đệm cho việc thực hiện chương trình thăm dò sao Hỏa đầy tham vọng của đất nước Nam Á.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
