Ấn Độ phóng tên lửa mang 5 vệ tinh nước ngoài
Sáng 30/6, Cơ quan Không gian Ấn Độ (ISRO) đã phóng thành công tên lửa đẩy PSLV-C23 mang 5 vệ tinh của nước ngoài. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chứng kiến và đánh giá cao sự kiện này.
Theo Zee News, tên lửa PSLV-C23 được phóng từ sân bay vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota lúc 9hh52 sáng (giờ địa phương). “Hành lý” nặng nhất mà tên lửa này mang theo là vệ tinh quan sát trái đất SPOT-7 của Pháp, nặng 714kg.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi theo dõi việc phóng tên lửa PSLV-C23 sáng 30/6 - (Ảnh: India Today)
Các vệ tinh còn lại gồm AISAT của Đức, nặng 14kg; NLS7. 1 (CAN-X4) và NLS7.2 (CAN-X5) của Canada, mỗi vệ tinh nặng 15kg và VELOX-1 của Singapore, nặng 7kg.
Thủ tướng Narendra Modi - người chứng kiến vụ phóng tên lửa, đã chúc mừng các nhà khoa học, nói đây là “một sự chứng thực toàn cầu về khả năng không gian của Ấn Độ".
“Ấn Độ có tiềm năng là nhà cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh trên thế giới. Chúng ta phải nỗ lực hướng tới mục tiêu này”, ông nói với các nhà khoa học Ấn Độ, đồng thời nhấn mạnh “sự tiến bộ liên tục trong lĩnh vực không gian vẫn là một nhiệm vụ quốc gia”. “Chúng ta phải tiếp tục tăng cường khả năng không gian của chúng ta", ông nói.
Cựu giám đốc ISRO Madhvan Nair cũng nói việc phóng thành công PSLV-C23 chứng tỏ tên lửa đẩy của Ấn Độ là "một trong những tên lửa đẩy đáng tin cậy nhất trên thế giới”.
Ấn Độ bắt đầu tham gia cuộc đua không gian vào năm 1975 với việc phóng vệ tinh Aryabhatta bằng một tên lửa Nga. Đến nay, nước này đã hoàn tất hơn 100 sứ mạng không gian, bao gồm cả các sứ mạng đến Mặt trăng và sao Hỏa.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
