Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt trăng lịch sử

Ấn Độ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh tàu vũ trụ trên Mặt trăng.

Vào lúc 16 giờ ngày 14/7, Ấn Độ phóng thành công tên lửa Launch Vehicle Mark-3 (LVM3) từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc đảo Sriharikota.

Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt trăng lịch sử
Ấn Độ phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan vào ngày 14/7 (Ảnh: ISRO).

Tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3, thực hiện hành trình đầy tham vọng mới nhất tới Mặt trăng của đất nước 1,4 tỷ dân.

Khoảng 16 phút sau khi cất cánh, tàu Chandrayaan-3 tách khỏi tên lửa LVM3 theo đúng lộ trình và tiến vào quỹ đạo Trái đất. Tại đây, nó sẽ bắt đầu hành trình tiết kiệm nhiên liệu trước khi tăng tốc, và tiến vào quỹ đạo của Mặt trăng.

Nếu phần còn lại của sứ mệnh diễn ra theo đúng kế hoạch, Ấn Độ sẽ sớm trở thành quốc gia thứ 4 - sau Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc - hạ cánh trên Mặt trăng.

Thành công của sứ mệnh được kỳ vọng là sẽ đẩy nhanh tham vọng khám phá không gian chi phí thấp của Ấn Độ trong bối cảnh ngày một nhiều quốc gia đang cạnh tranh để thiết lập sự hiện diện lâu dài của họ trên Mặt trăng.

Ước tính, toàn bộ sứ mệnh tiêu tốn của Ấn Độ khoảng 6 tỷ rupee (73 triệu USD). Đây là một con số không quá lớn, nếu so sánh với các sứ mệnh tương tự.

Ấn Độ phóng thành công sứ mệnh Mặt trăng lịch sử
Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 tại trung tâm của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ. (Ảnh: ISRO).

Sau buổi phóng thành công, các quan chức tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã cho biết họ tin tưởng vào thành công trong lần phóng này. Sự tự tin đó sẽ được kiểm chứng trong nhiều tháng tới, khi tàu vũ trụ thực hiện theo lộ trình và tiến vào quỹ đạo của Mặt trăng.

Quan trọng nhất vẫn là khâu hạ cánh, khi tàu phải thực hiện một loạt các thao tác chính xác để đáp xuống gần cực nam của Mặt trăng, dự kiến vào ngày 23/8. Khu vực này nằm ở 69,367621 vĩ độ nam và 32,348126 kinh độ đông, gần địa điểm hạ cánh theo kế hoạch của tàu vũ trụ Luna-25 (Nga), sẽ phóng trong tháng 8 tới đây.

Giới chuyên môn nhận định đây sẽ là màn hạ cánh tàu vũ trụ mang tính lịch sử của Ấn Độ. Vào tháng 11/2019, ISRO từng thất bại với tàu Chandrayaan-2 do trục trặc kỹ thuật, khiến toàn bộ tải trọng của nó đâm xuống bề mặt Mặt trăng.

Thay vì thuật toán cho phép diễn giải tốc độ từ các hình ảnh tĩnh như với tàu Chandrayaan-2 đã làm, công nghệ mới trên tàu Chandrayaan-3 được thiết kế để ước tính tốc độ của tàu vũ trụ trong thời gian thực khi tàu đổ bộ xuống bề mặt Mặt trăng.

Cùng với đó, chân của tàu Chandrayaan-3 cũng được tăng cường sức mạnh để giúp nó sống sót khi hạ cánh với tốc độ cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc hé lộ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng năm 2030

Trung Quốc hé lộ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng năm 2030

Trong nhiệm vụ mới, tàu quỹ đạo và trạm đổ bộ sẽ được phóng lên không gian, phối hợp với nhau để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng.

Đăng ngày: 14/07/2023
Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ “hành tinh của hư không”

Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ “hành tinh của hư không”

Các nhà khoa học vừa phát hiện sóng vô tuyến lẽ ra không thể tồn tại từ một vật thể nửa giống sao, nửa giống hành tinh, ra đời từ đám mây phân tử giữa các vì sao.

Đăng ngày: 14/07/2023
NASA công bố hình ảnh mới về vũ trụ chụp bằng kính viễn vọng James Webb

NASA công bố hình ảnh mới về vũ trụ chụp bằng kính viễn vọng James Webb

Theo NASA, hình ảnh trên cho thấy vùng hình thành sao nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong tổ hợp đám mây Rho Ophiuchi với khoảng cách gần 390 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/07/2023
Hôm nay, Ấn Độ sẽ phóng trạm đổ bộ Mặt trăng

Hôm nay, Ấn Độ sẽ phóng trạm đổ bộ Mặt trăng

Nhiệm vụ Chandrayaan 3 đã xử lý xong những rào cản lớn trước lịch phóng dự kiến vào chiều 14/7, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Đăng ngày: 14/07/2023
Vệ tinh Starlink rò rỉ bức xạ ảnh hưởng các đài thiên văn

Vệ tinh Starlink rò rỉ bức xạ ảnh hưởng các đài thiên văn

Theo nghiên cứu mới, các thiết bị điện tử trên vệ tinh Starlink của SpaceX đang 'rò rỉ' các bức xạ tần số thấp, có thể ảnh hưởng đến thiên văn học.

Đăng ngày: 13/07/2023
Sự thật “chết chóc” về tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất

Sự thật “chết chóc” về tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất

Một nhóm các nhà vật lý thiên văn Trung Quốc đã đưa ra kịch bản " tử thần" về nguồn phát ra các chớp sóng vô tuyến kỳ lạ, liên tục quấy nhiễu các đài quan sát trên khắp địa cầu nhiều năm qua.

Đăng ngày: 12/07/2023
Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương

Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương

Giới thiên văn học ngày 10/7 thông báo đã tìm thấy một thế giới nóng như thiêu đốt là hành tinh phản chiếu mạnh nhất từng được quan sát bên ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 11/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News