Ấn Độ phóng thành công vệ tinh tự chế
Sáng 16/10, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh dẫn đường do nước này tự chế.
Theo một quan chức không gian cấp cao, vệ tinh IRNSS 1C được phóng bằng tên lửa đẩy PSLV C26 từ sân bay vũ trụ ở Sriharikota, miền nam Ấn Độ.
IRNSS 1C là vệ tinh dẫn đường thứ ba trong Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ - (Ảnh: NDTV)
Đây là vệ tinh do Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) chế tạo, có tuổi thọ 10 năm.
"Vệ tinh dẫn đường thứ ba của Ấn Độ đã được đưa vào quỹ đạo. Toàn bộ đội ngũ ISRO xứng đáng được chúc mừng", giám đốc ISROK. Radhakrishnan nói với báo chí.
Theo NDTV, IRNSS 1C là vệ tinh thứ ba trong số 7 vệ tinh mà ISRO dự kiến sẽ phóng để tạo thành Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ.
Hệ thống vệ tinh này được kỳ vọng sẽ tương đương hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.
Vệ tinh đầu tiên của hệ thống này, IRNSS-1A, đã được phóng vào tháng 7 năm ngoái, trong khi vệ tinh thứ hai IRNSS-1B được phóng vào tháng 4 qua.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
