Ấn Độ ra mắt tàu không gian, chuẩn bị thám hiểm Mặt Trăng
Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 sẽ được phóng lên trung tâm vũ trụ Sriharikota, Tây Nam Ấn Độ vào ngày 15/7 và dự kiến hạ cánh tại cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 6/9 tới.
Ngày 12/6, Chính phủ Ấn Độ đã ra mắt con tàu không gian dự kiến sẽ bắt đầu hành trình chinh phục Mặt Trăng trong tháng tới.
Tàu không gian Chandrayaan-2 của Ấn Độ tại Bangalore ngày 12/6/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN).
Sự kiện này sẽ giúp Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư sau Trung Quốc, Mỹ và Nga thực hiện sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng.
Tàu không gian nói trên có tên gọi là Chandrayaan-2 gồm thiết bị bay quanh quỹ đạo, tàu đáp và thiết bị tự hành.
Đây là tàu thăm dò Mặt Trăng thứ hai của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) sau khi tàu vũ trụ Chandrayaan-1 được phóng đầu tiên vào năm 2008.
Theo kế hoạch, Chandrayaan-2 sẽ được phóng lên trung tâm vũ trụ Sriharikota, Tây Nam Ấn Độ vào ngày 15/7 tới và dự kiến hạ cánh tại cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 6/9 tới.
ISRO cho biết kinh phí cho sứ mệnh này ước tính khoảng 10 tỷ rupee (144 triệu USD).
Những năm gần đây, Ấn Độ đã đạt được những bước tiến lớn trong hành trình khám phá không gian vũ trụ. Năm 2013, Ấn Độ phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa.
Năm 2017, nước này đã phóng thành công 104 vệ tinh chỉ bằng một tên lửa đẩy.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
