Ấn Độ sản xuất chiến đấu cơ tàng hình
Báo chí Ấn Độ hôm qua (12/9) đưa tin, nước này có kế hoạch chi gần 6 tỉ USD để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình với Nga trong vòng 10 năm tới.
Sau nhiều năm đàm phán đầy khó khăn, New Delhi đã hoàn thiện được một hợp đồng thiết kế sơ bộ (PDC) với Moscow. Theo đó, Ấn Độ sẽ tham gia vào dự án phát triển cái gọi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 với Nga, tờ Business Standard trích lời một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Một chiếc PAK-FA của Nga (Ảnh: Wired)
Ủy ban An ninh Ấn Độ có thể thảo luận về PDC trong tháng này. Nếu được thông qua, hợp đồng sẽ được đưa ra ký kết chính thức trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến New Delhi vào tháng 12 tới.
Ông Navak, Chủ tịch Công ty Hàng Không Hindustan (HAL)- đơn vị sẽ phụ trách phần thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình của Ấn Độ, cho biết: "Một khi PDC được ký kết, chúng tôi sẽ hoàn thiện bản thiết kế chiến đấu cơ tàng hình trong vòng chỉ khoảng 1,5 năm trong khi quá trình phát triển và sản xuất sẽ mất khoảng 10 năm. Về chi phí, Ấn Độ sẽ phải bỏ ra gần 6 tỉ USD."
Ấn Độ sẽ chịu trách nhiệm khoảng 30% công việc thiết kế trong dự án và chủ yếu tập trung vào các bộ phận tổng hợp liên quan đến chức năng tàng hình và một số thiết bị điện tử như bảng điện tử, hệ thống chiến tranh điện tử và phần thiết kế khoang lái. Ngoài ra, Ấn Độ còn phải chịu trách nhiệm thiết kế từ chiếc máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi thành loại hai chỗ ngồi.
Theo quan chức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Lực lượng Không quân nước này sẽ triển khai khoảng 250 chiếc chiến đấu cơ tàng hình, mỗi cái trị giá khoảng 100 triệu USD.
Kể từ những năm 1990, Cục Thiết kế Sukhoi của Nga đã phát triển loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 PAK-FA với tầm bay hơn 5.000km để cạnh tranh với chiếc máy bay chiến đấu cùng loại F-22 của Mỹ. F-22 là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất đã được đưa vào sử dụng trên thế giới hiện nay. Trong khi đó, chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nga mới thực hiện chuyến bay đầu tiên hồi tháng 1 đầu năm nay. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga tin rằng PAK-FA của họ sẽ vượt xa đối thủ F-22 về mức độ hiện đại, tinh vi cũng như giá thành.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
