Ấn Độ sắp phóng phi thuyền tìm sự sống trên sao Hỏa
Ấn Độ đang chuẩn bị mọi việc cần thiết để phóng một phi thuyền không người lái tới sao Hỏa vào tháng 11, một quan chức thông báo.
Giáo sư U.R Rao, một chuyên gia của Hội đồng quản lý của Phòng Nghiên cứu Vật lý Ấn Độ cho biết, công việc chuẩn bị đang diễn ra rất khẩn trương. Phi thuyền mà Ấn Độ sắp phóng sẽ tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ.
"Tàu sẽ bay 299 ngày trước khi tới sao Hỏa vào tháng 9/2014", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Rao.
Ảnh minh họa: blogspot.com
Mangalyaan Mars, tên của phi thuyền, sẽ bay từ trạm phóng vũ trụ Sriharikota ở phía nam Ấn Độ. Nó sẽ bay quanh sao Hỏa và chụp ảnh bề mặt của hành tinh, chứ không đáp xuống như thiết bị tự hành Curiosity của Mỹ.
Hiện tại các kỹ sư của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đang lắp thiết bị vào phi thuyền Mangalyaan. Chính phủ mới chỉ phê chuẩn việc phóng tàu lên sao Hỏa vào đầu quý II năm ngoái, khiến ISRO chỉ có một năm rưỡi để chế tạo tàu.
Nhưng mặt khác, ISRO cũng không thể trì hoãn việc phóng Mangalyaan, bởi vào tháng 11 năm nay, sao Hỏa sẽ tới gần Trái đất hơn mọi tháng khác trong năm. Vì thế, nếu phi thuyền rời Trái đất vào tháng 11, thời gian bay tới sao Hỏa của nó sẽ ngắn nhất. Thời gian bay càng ngắn thì chi phí cho chuyến bay càng giảm.
Các chuyên gia nhận định rằng, nếu ISRO không thể phóng tàu lên sao Hỏa trong năm nay, họ sẽ phải đợi cơ hội tương tự trong vài năm nữa.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
