Ấn Độ: Tên lửa mang vệ tinh phát nổ
Đài truyền hình Doordarshan của Ấn Độ ngày 25/12 đưa tin một tên lửa mang vệ tinh viễn thông của nước này đã phát nổ và bốc cháy chỉ ít phút sau khi rời bệ phóng ở trung tâm vũ trụ Sriharikota, miền Nam Ấn Độ.
Dẫn lời nguồn Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), hãng Thông tấn Ấn Độ (UNI) cho biết nguyên nhân gây nổ là do trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên, ISRO chưa đưa ra bình luận chính thức về vụ việc trên.
Trước đó, hôm 20/12, Ấn Độ đã buộc phải lùi thời điểm phóng tên lửa GSLV-F06 mang vệ tinh viễn thông GSAT-5P trên sang ngày 25/12, sau khi các kỹ sư phát hiện ra một vết rò rỉ trong động cơ. Đây là lần thứ hai trong năm nay Ấn Độ gặp trục trặc trong phóng vệ tinh. Trước đó, hồi tháng Tư, tên lửa GSLV đã bị rơi xuống Vịnh Bengal.
GSAT-5P là một vệ tinh gồm 36 hệ thống nhận và phát tín hiệu, có thể phục vụ các chương trình phát thanh và truyền hình, chương trình chăm sóc sức khỏe và giáo dục từ xa. Vệ tinh này dự kiến thay thế vệ tinh INSAT-2E đã hoạt động từ năm 1999.
Video: Tên lửa mang vệ tinh Ấn Độ nổ tung

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
