Ấn Độ thử nghiệm tàu vũ trụ chở người

Ấn Độ hôm 21/10 thực hiện thành công thử nghiệm không người lái đầu tiên với tàu vũ trụ Gaganyaan, được thiết kế để chở 3 phi hành gia.

Theo kế hoạch, tàu Gaganyaan sẽ đưa 3 phi hành gia lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2025, chứng minh năng lực kỹ thuật của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Vụ phóng hôm 21/10 nhằm kiểm tra hệ thống thoát hiểm khẩn cấp của module chở người. Module này đã tách khỏi động cơ đẩy và hạ cánh nhẹ nhàng xuống biển khoảng 10 phút sau khi phóng.

Ấn Độ thử nghiệm tàu vũ trụ chở người
Vụ phóng thử nghiệm cho tàu Gaganyaan tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, đảo Sriharikota, hôm 21/10. (Ảnh: AFP/ISRO).

"Tôi rất vui mừng thông báo rằng nhiệm vụ đã triển khai thành công", S. Somanath, người đứng đầu ISRO, cho biết. Vụ phóng ban đầu dự kiến diễn ra lúc 9h30 (giờ Hà Nội) tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Sriharikota, nhưng phải lùi lại hai tiếng do thời tiết xấu và trục trặc động cơ.

ISRO sẽ tiến hành chuỗi 20 thử nghiệm lớn, bao gồm chở robot lên không gian, trước khi nhiệm vụ chở người thực sự diễn ra. Gaganyaan là nhiệm vụ đầu tiên thuộc loại này ở Ấn Độ và chi phí dự kiến là khoảng 1,08 tỷ USD, theo ISRO.

Ấn Độ dự định đưa phi hành gia bay vượt khỏi khí quyển Trái đất trong 3 ngày, sau đó đưa họ trở về an toàn và hạ cánh nhẹ nhàng xuống vùng biển thuộc nước này. Trước đó, thủ tướng Narendra Modi cũng đã công bố kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2040.

2023 là năm Ấn Độ gặt hái nhiều thành tựu về không gian. Tháng 8, Ấn Độ trở thành nước thứ 4 có tàu đáp xuống Mặt Trăng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc. Tháng 9, nước này phóng tàu vũ trụ quan sát những lớp ngoài cùng của Mặt Trời từ quỹ đạo.

Chương trình không gian của Ấn Độ đã phát triển đáng kể từ lần đầu tiên nước này phóng tàu đến quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2008. Ấn Độ cũng dần bắt kịp những thành tựu của các cường quốc vũ trụ với chi phí thấp hơn. Nước này đang lên kế hoạch hợp tác với Nhật Bản để phóng một tàu thăm dò khác tới Mặt Trăng vào năm 2025 và một tàu quỹ đạo tới sao Kim trong hai năm tới.

Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ giữ được chi phí ở mức thấp bằng cách sao chép và điều chỉnh công nghệ sẵn có, đồng thời sở hữu nhiều kỹ sư trình độ cao với mức lương thấp hơn kỹ sư nước ngoài.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một ngày trên Mặt trăng của các phi hành gia sẽ diễn ra như thế nào?

Một ngày trên Mặt trăng của các phi hành gia sẽ diễn ra như thế nào?

Khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng, họ nhận ra một sự thật gây sốc: trong một ngày họ khám phá thế giới kỳ lạ đó, trên Trái Đất đã có nhiều ngày trôi qua!

Đăng ngày: 22/10/2023
Tiết lộ rùng mình từ

Tiết lộ rùng mình từ "kho báu" thủy tinh 1.800 năm ở Nam Cực

Bảy mảnh thủy tinh đặc biệt được tìm thấy từ độ sâu 279 dưới lòng lục địa băng giá Nam Cực được các nhà khoa học mô tả là một phát hiện " bằng vàng".

Đăng ngày: 21/10/2023
Đồ ăn của các nhà du hành vũ trụ có ngon không?

Đồ ăn của các nhà du hành vũ trụ có ngon không?

Trong không gian, các nhà du hành hay bị mất vị giác và thức ăn cũng có mùi vị khác. Vậy làm thế nào để họ có thể ăn ngon và nạp đủ năng lượng đảm bảo sức khỏe làm việc?

Đăng ngày: 21/10/2023
Bắt được tín hiệu vô tuyến truyền từ 8 tỉ năm trước, như nhịp tim

Bắt được tín hiệu vô tuyến truyền từ 8 tỉ năm trước, như nhịp tim

Tín hiệu vô tuyến " bùng nổ" và có nguồn gốc hết sức đáng sợ này có thể được dùng để "cân" vũ trụ.

Đăng ngày: 20/10/2023
Chòm sao Kim Ngưu bắn ra “quả bom thây ma” khổng lồ

Chòm sao Kim Ngưu bắn ra “quả bom thây ma” khổng lồ

Khi quan sát cụm sao Hyades trong chòm sao Kim Ngưu, các nhà khoa học phát hiện một hiện tượng đậm chất Halloween: Một " thây ma" lao đi với tốc độ 10 km giây.

Đăng ngày: 20/10/2023
NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần sao Hỏa có sự sống

NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần sao Hỏa có sự sống

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của hành tinh lùn Ceres bí ẩn.

Đăng ngày: 19/10/2023
Hàng triệu vệ tinh chực chờ

Hàng triệu vệ tinh chực chờ "bao vây", gây hỗn loạn bầu khí quyển Trái đất

Theo nghiên cứu mới, quỹ đạo tầm thấp của Trái đất vốn đã đông đúc với hàng chục nghìn vệ tinh, có thể sẽ sớm rơi vào cảnh " nghẹt thở" với nhiều vệ tinh hơn.

Đăng ngày: 19/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News