Ấn Độ tiếp tục hoãn phóng tàu vũ trụ RLV-TD do trục trặc kĩ thuật
Reusable Launch Vehicle-Technology Demonstrator (RLV-TD) là tàu vũ trụ tái sử dụng được Ấn Độ phát triển và lên kế hoạch phóng thử nghiệm vào tháng 2 năm nay. Tuy nhiên trước những khó khăn về kỹ thuật, kế hoạch phóng thử tiếp tục bị lùi lại vào tháng 4, lần thứ 3 tạm hoãn kể từ khi công bố hồi giữa năm 2015.
RLV-TD là nguyên mẫu tàu vũ trụ 2 giai đoạn của Avatar, được thiết kế để cắt giảm đáng kể chi phí phóng hàng hóa lên quỹ đạo từ $5000/kg xuống còn $500/kg. RLV-TD có cánh và hệ thống đẩy đầy đủ, nhờ đó hoạt động thử nghiệm nguyên mẫu này sẽ cho phép tàu Avatar hoàn chỉnh có thể bay lên quỹ đạo và trở về Trái Đất có kiểm soát giống như tàu con thoi.
Tàu vũ trụ của Ấn Độ bị hoãn phóng đến tháng 4 do trục trặc kĩ thuật.
Tuy nhiên, K Sivan - giám đốc trung tâm không gian Vikram Sarabhai (VSSC) nơi con tàu được phát triển cho biết họ đã phát hiện ra một trục trặc nhỏ trong các hệ thống bay của tàu, do đó còn tàu cần được lắp ráp lại khiến kế hoạch bay thử bị hoãn.
Một khi đã khắc phục hoàn toàn, RLV-TD sẽ thực hiện một loạt các chuyến bay nhằm thử nghiệm khả năng bay ở tốc độ gấp 5 lần âm thanh, hạ cánh, bay trở lại và thử nghiệm hiệu suất của hệ thống đẩy phản lực tĩnh siêu âm (scramjet) trước khi VSSC bắt tay chế tạo phiên bản hoàn chỉnh của tàu Avatar. RLV-TD sẽ cất cánh nhờ một tên lửa đẩy thông thường để đưa tàu lên vận tốc Mach 5 (6125km/h). Sau khi phân tách, tàu sẽ lao lên độ cao 100km trước khi tái xâm nhập có kiểm soát.
Khi bầu khí quyển đủ dày, RLV-TD sẽ trượt trên không khí đến một khu vực thu hồi và hạ cánh xuống mặt nước tại vịnh Bengal. Sở dĩ phải hạ cánh trên biển bởi Ấn Độ không có đường băng dài 5km dành cho chiếc máy bay này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
