Ấn Độ và Venezuela phóng các vệ tinh lên quỹ đạo

Sáng 29/9, vệ tinh thông tin hiện đại GSAT-10 của Ấn Độ đã được phóng thành công lên quỹ đạo.

Vệ tinh GSAT-10 nặng khoảng 3,4 tấn, được phóng từ tên lửa Ariane-5 tại bãi phóng châu Âu ở Guyana của Pháp, là vụ phóng vệ tinh thứ 101 của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Theo ISRO, vệ tinh GSAT-10 mang 30 hệ thống nhận và phát tín hiệu, gồm 12 hệ thống Ku-band, 12 hệ thống C-band và 6 hệ thống Extended C-Band. Đây là vệ tinh thứ hai trong chòm vệ tinh nối với tàu GAGAN sau vệ tinh GSAT-8, được phóng hồi tháng 5/2011.

Cùng ngày, Chính phủ Venezuela thông báo vệ tinh quan sát Miranda của nước này đã được phóng thành công lên quỹ đạo vào lúc 23 giờ 42 phút ngày 28/9 từ một tổ hợp không gian của Trung Quốc. Đây là vệ tinh thứ hai của quốc gia Nam Mỹ này sau vệ tinh viễn thông Bolivar được đưa lên vũ trụ hồi năm 2008.

Ngay sau khi vệ tinh trên được phóng thành công và đi vào quỹ đạo, Tổng thống Hugo Chavez đã gửi thông điệp chúc mừng thành công của sự kiện này, đồng thời khẳng định vệ tinh Miranda sẽ đóng góp vào công cuộc phát triển khoa học công nghệ của đất nước trong tương lai.

Theo Tổng thống Chavez, sự kiện quan trọng này đánh dấu một bước nhảy vọt của Venezuela trên con đường bước vào kỷ nguyên phát triển khoa học không gian bằng chính đôi chân của mình.

Vệ tinh Miranda do các chuyên gia Venezuela với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp Trung Quốc nghiên cứu chế tạo với nhiệm vụ giám sát sự biến đổi về năng lượng trên mặt đất trong lãnh thổ Venezuela, qua đó giúp cho các cơ quan chức năng nước này có được những số liệu chính xác nhất về các vùng đất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nhà ở và khoanh vùng các khu vực bảo tồn thiên nhiên.

Ngoài ra, các thông số thu thập được từ vệ tinh này cũng giúp cho công tác vẽ bản đồ và phòng chống thiên tai. Vệ tinh quan sát này sẽ đi qua lãnh thổ Venezuela 3 lần/ngày và có thể chụp được khoảng 350 hình ảnh độ phân giải cao mỗi ngày thông qua bốn camera. Dự kiến vệ tinh Miranda sẽ chính thức đi vào hoạt động trong vòng 10 ngày tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News