Ăn thịt đồng loại giúp rắn đuôi chuông cái khôi phục sau sinh

Các nhà nghiên cứu người Mexico, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha mới đây đã có được bản miêu tả định lượng đầu tiên về tập tính ăn thịt đồng loại của rắn đuôi chuông cái (Crotalus polystictus) sau khi nghiên cứu 190 cá thể bò sát. Nghiên cứu cho thấy những con vật này ngốn trung bình khoảng 11% khối lượng của những dạng sống sau đẻ (đặc biệt là trứng và những con non đã chết) nhằm khôi phục năng lượng cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Thiếu thông tin về tập tính ăn thịt đồng loại của rắn đuôi chuông (Crotalus polystictus) khiến các nhà khoa học bắt tay vào tiến hành nghiên cứu vào năm 2004, họ tiếp tục nghiên cứu này trong suốt 3 năm ở miền trung Mexico nơi rắn đuôi chuông là loài vật đặc hữu. Họ tìm hiểu “hành vi ăn thịt đồng loại” 190 con cái ấp 239 ổ trứng. Họ cũng xác nhận rằng hiện tượng này có thể biện minh bằng lý do “giúp rắn mẹ khôi phục và lấy lại sức mạnh”.

Estrella Mociño và Kirk Setsor, các tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Granada cùng với Juan Manuel Pleguezuelos, cho biết: “Rắn đuôi chuông cái ăn thịt đồng loại có thể khôi phục lại năng lượng đã mất dành cho quá trình sinh sản mà không cần phải đi săn mồi, đây vốn là một hành động nguy hiểm đòi hỏi phải có thời gian và cần nhiều năng lượng”.

Nghiên cứu được công bố trên số ra mới nhất tờ Animal Behaviour cho thấy tập tính ăn thịt đồng loại ở rắn đuôi chuông là kết quả tiến hóa từ tập tính ăn thịt của chúng do con mồi của rắn đuôi chuông thường chết trước khi bị nó ăn thịt. Mociño nói rằng: “Họ rắn vipe nhìn chung đều ăn xác đã thối rữa, chính vì thế cũng không có gì là lạ khi mà chúng ăn những quả trứng không thể phát triển được trong ổ trứng của nó sau khi đã mất rất nhiều năng lượng cho việc sinh sản”.

Theo nhóm nghiên cứu, tập tính này có thể được giải thích bởi 4 nhân tố sinh học: ngày sinh nở (con cái đẻ trứng vào cuối tháng 7 có xu hướng ăn thịt đồng loại nhiều hơn bởi chúng có ít thời gian để tìm thức ăn và chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo), tỉ lệ con non chết trong một ổ trứng, mức độ đầu tư của rắn mẹ (ổ trứng càng nhiều thì số lượng trứng không phát triển được có khả năng càng cao, số trứng này sau sẽ bị rắn mẹ lấy làm thức ăn), và cuối cùng là áp lực do bị bắt nhốt (các nhà nghiên cứu đã nhốt những con rắn cái trung bình khoảng 21 ngày).

Ăn thịt đồng loại giúp rắn đuôi chuông cái khôi phục sau sinh
Rắn đuôi chuông Crotalus polystictus tại Mexico. (Ảnh: Estrella Mociño / SINC)

Trong số tất cả những con cái nghiên cứu, 68% rắn mẹ ăn một phần hoặc tất cả những con non đã chết, 83% của số này ăn tất cả và đợi một khoảng thời gian để thực hiện điều đó (khoảng 16 giờ), trong khi một số con lại ăn ngay lập tức sau khi đẻ trứng. Số 40% còn lại “không có hành vi ăn thịt đồng loại”. Theo các nhà khoa học, tập tính ăn thịt đồng loại “không phải là một hành vi khác thường”, và nó cũng không phải là “cuộc tấn công con cháu” bởi nó không giống với “những kẻ chuyên giết trẻ sơ sinh” do những con non đều đã chết. Nó chỉ đơn giản là khôi phục lại một phần những gì mà rắn mẹ đã bỏ ra trong quá trình sinh sản, và để chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo.

Rắn có thể phân biệt rắn con còn sống hay đã chết

Các nhà khoa học cho thấy có nguy cơ rất thấp rắn mẹ ăn rắn con còn khỏe mạnh, mặc dù trông chúng rất giống với những con đã chết khi mới chui ra khỏi màng có 2 giờ đồng hồ. Trong suốt nghiên cứu chỉ có một con rắn mẹ ăn rắn con còn sống.

Mociño và Setser cho biết: “Rắn mẹ không giữ vai trò giống như động vật có vú hay chim, nhưng nghiên cứu cho thấy chúng cũng biểu hiện những hành vi tiến hóa, giúp con cái và con non có thể sinh sản và phát triển tốt”.

Rắn đuôi chuông Crotalus polystictus được phân vào mục “các loài động vật bị đe dọa” trong danh sách bảo vệ các loài động thực vật hoang dã bản xứ ở Mexico. Môi trường sống bị hạn chế, sự mở rộng đô thị cùng với sự phát triển nông nghiệp đã trở thành mối đe dọa lớn đối với loài rắn.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 cá thể của loài rắn này có chiều dài trung bình từ 50 đến 90 cm, và chúng có các chiến lược tồn tại khác nhau giống với các loài rắn chuông khác ở bắc Mexico và Hoa Kỳ.

Loài bò sát này có tốc độ sinh sản rất nhanh, điều này cho thấy nó cũng phải trải qua tỉ lệ chết khá cao do các nguyên nhân bên ngoài gây ra. Kết quả nghiên cứu này không những cống hiến hiểu biết khoa học về tập tính ăn thịt đồng loại dưới góc độ tiến hóa mà còn “khiến con người bớt hung hăng hơn đối với những loài rắn này”.

Tham khảo:
Mocinodeloya et al. Cannibalism of nonviable offspring by postparturient Mexican lance-headed rattlesnakes, Crotalus polystictus. Animal Behaviour, 2009; 77 (1): 145 DOI: 10.1016/j.anbehav.2008.09.020

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News