"Anh bạn hàng xóm" của Việt Nam phát hiện 17.000 tỷ tấn siêu kho báu, trị giá 200 tỷ USD
Láng giềng Việt Nam bất ngờ phát hiện 17.000 tỷ tấn siêu kho báu trị giá 200 tỷ USD.
Kho báu khổng lồ là mỏ than được phát hiện ở phía tây bắc Trung Quốc với tổng giá trị hơn 200 tỷ USD. Đây là mỏ than lộ thiên với tổng diện tích 42,36km2 và độ dày trung bình 28,8 mét. Trung Quốc coi mỏ than có độ dày hơn 15 mét là mỏ than cấp đặc biệt và mỏ than này đã phá kỷ lục.
Việc phát hiện mỏ than này, Trung Quốc sẽ dần không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn than nhập khẩu. (Ảnh minh họa).
Than đá sử dụng nhiều trong sản xuất và đời sống. Cụ thể, than dùng làm nhiên liệu cho máy hơi nước, đầu máy xe lửa, làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, ngành luyện kim. Gần đây than còn dùng cho ngành hóa học tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo.
Hơn nữa, than đá mang lại ánh sáng và điện cho mọi người, chiếu sáng mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống và đi lại. Đặc biệt, giá thành sản xuất điện than thấp, nên Trung Quốc và nhiều nước trên thế vẫn đang dùng than để sản xuất điện phục vụ đời sống.
Mặc dù, hiện nay Trung Quốc chú ý đến việc sản xuất điện và sử dụng năng lượng gió một cách khoa học nhưng giá trị kinh tế mà các nguồn năng lượng này mang lại thấp hơn so với sản xuất điện than. Hơn nữa, nhiều công ty sản xuất thép vẫn phải dựa vào than cốc.
Hiện nay, Trung Quốc chia thành 3 loại than chính: than nhiệt, than cốc và than dùng cho công nghiệp hóa chất, những loại than này được sử dụng rộng rãi và hình thành mối quan hệ chuỗi cung ứng không thể thiếu với các ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn không thể thiếu kho báu tài nguyên than.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn liên tục nhập khẩu than từ Úc. Sau khi phát hiện mỏ kho báu than 17.000 tỷ tấn với trị giá khoảng 200 tỷ USD, Trung Quốc sẽ dần không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn than nhập khẩu.
Sau khi phát hiện mỏ khau báu than này, Trung Quốc đã lên kế hoạch để khai thác an toàn, bền vững. Cụ thể, Trung Quốc sử dụng công nghệ khai thác than thông minh, tất cả các máy khai thác sẽ được vận hành từ xa. Người điều hành chỉ cần nhấp chuột và các máy cắt, băng tải, máy chuyển và các thiết bị khai thác dưới lòng đất sâu hàng trăm mét sẽ chạy nối tiếp nhau . Toàn bộ quá trình tách biệt khỏi con người và máy móc nhằm đảo bảo an toàn và hiệu quả.
Đặc biệt, camera thông minh AI được trang bị để giám sát lượng than để đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng và điều chỉnh tốc độ. Một máy đo được lắp đặt trong hầm than để phát hiện mức độ của hầm than nhằm đạt được sự liên kết hệ thống. Thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và tích hợp hệ thống thông tin thông minh, quy trình khai thác than đã không cần người trực.
Cùng với đó, hệ thống nền tảng cấp điện thông minh tích hợp để truyền tải dữ liệu theo thời gian thực, có chức năng kiểm soát từ xa. Hệ thống này được trang bị điều khiển truy cập thông minh, camera độ phân giải cao và các phương tiện khác để thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Việc tích hợp các công nghệ thế hệ mới vào ngành than đã khai thác tiềm năng to lớn của việc xây dựng các mỏ than thông minh. Thông qua việc tích hợp triệt đệ trí tuệ nhân tạo, 5G, Internet vạn vật, điện toán đám mây, big data, robot, thiết bị thông minh … với việc phát triển và sử dụng than hiện đại, Trung Quốc đã xây dựng các mỏ khai thác than thông minh theo 3 nguyên tắc.
Đầu tiên là mô hình hóa và thiết lập một trung tâm điều khiển điều phối thông minh.. Thứ hai là đường truyền tốc độ cao với 5G. Thứ ba là hệ thống xây dựng kiến trúc mỏ thông minh với hệ thống điều khiển tự động.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng trong tương lai, việc xây dựng quy trình khai thác kho báu than thông minh phải được thực hiện cho từng mỏ, với một chiến lược cho mỗi mỏ và cần được đẩy mạnh dần dần ở các cấp độ, giai đoạn và mức độ ưu tiên khác nhau.
Cùng với đó, thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ, tập trung đột phá một số công nghệ cốt lõi, đưa ra tiêu chuẩn xây dựng mỏ than thông minh, tạo động lực cho bước nhảy vọt về công nghệ.