Ảnh chụp mặt trăng khổng lồ đổ bóng lên sao Mộc

Ganymede, mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời, tạo bóng đen trên sao Mộc trong ảnh chụp của tàu vũ trụ NASA.

Nhà khoa học nghiệp dư Kevin M. Gill, tung ra một bức ảnh độc đáo về sao Mộc sau khi phân tích dữ liệu từ chuyến tiếp cận hành tinh lần thứ 20 của tàu vũ trụ Juno vào tháng 5/2019. Trong ảnh, Ganymede - mặt trăng lớn nhất của sao Mộc và cũng lớn nhất Hệ Mặt trời - đổ bóng lên hành tinh này. Mặt trăng Ganymede có bán kính khoảng 2.631 km.

Ảnh chụp mặt trăng khổng lồ đổ bóng lên sao Mộc
Sao Mộc cùng với bóng của mặt trăng Ganymede. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Kevin M. Gill)

Giống nhiều nhiệm vụ khác của NASA, các chuyên gia phụ trách Juno thường xuyên công bố hình ảnh thô của những thứ tàu vũ trụ đang quan sát và cho phép người khác sử dụng chúng kèm theo nguồn. Con tàu cũng trang bị một công cụ chụp ảnh chuyên dụng có thể phục vụ yêu cầu của các nhà khoa học nghiệp dư mang tên JunoCam.

Juno bay tới sao Mộc năm 2016 với nhiệm vụ đo đạc và tìm hiểu khí quyển sao Mộc, bao gồm cả siêu bão Vết Đỏ Lớn đang ngày càng thu nhỏ, các hệ thống bão phức tạp và dải mây của hành tinh này. Hiện tại, Vết Đỏ Lớn rộng khoảng 16.000 km, gấp 1,25 lần đường kính Trái Đất.

Các nhà khoa học hy vọng thông tin mà con tàu thu thập được sẽ giúp họ hiểu thêm về hoạt động của những hành tinh lớn một cách bao quát hơn, bao gồm cả những ngoại hành tinh xa xôi mà kính viễn vọng khó có thể quan sát kỹ.

NASA cho biết, trong chuyến tiếp cận sao Mộc thứ 20, Juno đã bay tới cách đỉnh mây của hành tinh khổng lồ này khoảng 14.800 km. Con tàu chỉ có thể thực hiện các chuyến tiếp cận như vậy trong thời gian ngắn do bức xạ cực mạnh tại sao Mộc. Đến nay, Juno đã hoàn thành nhiệm vụ chính và cả nhiệm vụ mở rộng đầu tiên. Con tàu đang thực hiện nhiệm vụ mở rộng thứ hai là quan sát kỹ mây sao Mộc với góc nhìn từ quỹ đạo cực mà chưa tàu vũ trụ nào từng làm.

Tháng trước, NASA cũng công bố những hình ảnh của cả sao Mộc lẫn mặt trăng Ganymede từ Juno, trong đó, Gill cũng tham gia xử lý ảnh chụp sao Mộc. Bề mặt gồ ghề của Ganymede hiện rõ trong chuyến bay vào tháng 6/2021 của Juno, khi nó tới cách bề mặt mặt trăng này chỉ 1.046km. Ngoài ra, các chuyên gia cũng công bố hình ảnh ngược sáng của sao Mộc do Gill xử lý dựa theo dữ liệu Juno thu thập trong chuyến bay qua sát sao Mộc hôm 12/1.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loạt ngôi sao mang hành tinh áp sát Trái đất, có thể nhìn bằng mắt thường

Một loạt ngôi sao mang hành tinh áp sát Trái đất, có thể nhìn bằng mắt thường

Theo NASA, trong tháng 3 này một loạt các ngôi sao từng được chứng minh là có hành tinh quay quanh như Epsilon Tauri, Canis Majoris, Tau Geminorum... sẽ ở vị trí cực kỳ thuận lợi để quan sát.

Đăng ngày: 08/03/2022
4 kính thiên văn cùng

4 kính thiên văn cùng "tóm" được quái vật vũ trụ đang xé bạn đồng hành

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận được những luồng gió ấm, lạnh từ một ngôi sao quái vật khi nó tiêu thụ vật chất từ người bạn đồng hành xấu số.

Đăng ngày: 08/03/2022
Phát hiện 1 hạt X cực hiếm tồn tại từ thuở sơ khai của vũ trụ

Phát hiện 1 hạt X cực hiếm tồn tại từ thuở sơ khai của vũ trụ

X (3872) là một hạt vật chất có thời gian tồn tại ngắn ngủi gần đây đã được hồi sinh ở Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 07/03/2022
Lỗ đen gần Trái đất nhất hiện nguyên hình là một

Lỗ đen gần Trái đất nhất hiện nguyên hình là một "ma cà rồng"

HR 6819 hay còn gọi là Sao Be, bấy lâu được cho là lỗ đen gần Trái Đất nhất, là một thứ gì hoàn toàn khác, thú vị và đáng sợ.

Đăng ngày: 07/03/2022
Kết thúc 7 năm đằng đẵng, phần tên lửa 3 tấn vừa đâm vào Mặt Trăng: Chi tiết lạ xuất hiện!

Kết thúc 7 năm đằng đẵng, phần tên lửa 3 tấn vừa đâm vào Mặt Trăng: Chi tiết lạ xuất hiện!

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết phần tên lửa đâm vào Mặt Trăng là của nước nào!

Đăng ngày: 06/03/2022
Máy dò trạm vũ trụ tìm thấy nguồn gốc của tia sét

Máy dò trạm vũ trụ tìm thấy nguồn gốc của tia sét "tia xanh" kỳ lạ

Các nhà khoa học cuối cùng đã có được cái nhìn rõ ràng về tia lửa tạo ra một loại sét kỳ lạ gọi là tia xanh.

Đăng ngày: 05/03/2022
Hệ thống

Hệ thống "nghiền vụn" tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất

Nhà khoa học Mỹ nêu ý tưởng phóng tàu đâm vào tiểu hành tinh và khiến nó nổ tung thành nhiều mảnh để không còn khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 05/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News