Ảnh hưởng của gene người Neanderthal và Denisovan đối với người hiện đại ngày nay
Lịch sử tiến hóa của chúng ta từng gắn liền với sự tồn tại và giao thoa với các loài người khác như Neanderthal và Denisovan. Những mối liên kết này, dù diễn ra hàng thiên niên kỷ trước, vẫn để lại dấu ấn rõ rệt trên sức khỏe, ngoại hình và sinh lý của chúng ta ngày nay, nhờ vào các tiến bộ trong nghiên cứu DNA cổ đại.
Di sản từ Neanderthal và Denisovan
Khi Homo sapiens rời khỏi châu Phi trong các đợt di cư cách đây hàng chục nghìn năm, họ đã gặp gỡ và giao phối với người Neanderthal ở nhiều vùng tại lục địa Á-Âu. Điều này dẫn đến việc các quần thể người hiện đại kế thừa trung bình khoảng 2% DNA từ người Neanderthal. Tương tự, các nghiên cứu gần đây phát hiện rằng người Denisovan, một nhánh người tiền sử khác, cũng để lại 2-5% DNA trong bộ gene của một số nhóm người bản địa tại châu Đại Dương.
Sự pha trộn này đã tạo nên một "bức tranh chắp vá" di truyền ở các quần thể hiện đại, với các gene cổ xưa mang theo những đặc điểm đặc trưng. Nghiên cứu cho thấy DNA của người Neanderthal có thể ảnh hưởng đến kích thước mũi của chúng ta, trong khi DNA của người Denisovan liên quan đến độ rộng của đôi môi. Những phát hiện này không chỉ giúp tái hiện đặc điểm hình thái của tổ tiên mà còn cung cấp manh mối về cách các gene cổ xưa ảnh hưởng đến sự thích nghi với môi trường.
Khả năng miễn dịch của con người hiện đại là sự giao thoa di truyền từ xa xưa.
Tác động đến sức khỏe và hệ miễn dịch
Một trong những di sản quan trọng nhất của sự giao thoa di truyền này là khả năng miễn dịch của con người hiện đại. Vì Neanderthal và Denisovan đã sinh sống ở Á-Âu hàng trăm nghìn năm, họ phát triển khả năng chống lại các mầm bệnh đặc hữu tại khu vực này. Homo sapiens, khi đến định cư tại đây, đã kế thừa các gene liên quan đến miễn dịch thông qua giao phối.
Các gene này mang lại lợi ích đáng kể, giúp tổ tiên của chúng ta chống lại vi khuẩn và virus mới. Ví dụ, một cụm gene Neanderthal trên nhiễm sắc thể 12 được chứng minh là có khả năng bảo vệ con người hiện đại khỏi triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các di sản này đều tích cực. Một cụm gene khác từ Neanderthal trên nhiễm sắc thể 3 lại được cho là tăng nguy cơ mắc Covid-19.
Nghiên cứu tại Nhật Bản cũng chỉ ra rằng DNA Denisovan có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, bao gồm tiểu đường loại II và bệnh động mạch vành. Điều này cho thấy, các biến thể di truyền từng có lợi trong môi trường nguyên thủy đôi khi lại trở thành yếu tố rủi ro trong bối cảnh y tế hiện đại.
Những câu hỏi còn bỏ ngỏ
Dù các nghiên cứu đã mang lại nhiều hiểu biết quan trọng, vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc khám phá ảnh hưởng di truyền của các loài người tiền sử. Đặc biệt, dòng gene giữa các loài này và quần thể Homo sapiens tại châu Phi hiện đại vẫn chưa được hiểu rõ. Một số học giả cho rằng có thể tồn tại dấu hiệu di truyền từ một loài vượn nhân hình chưa xác định trong bộ gene của người châu Phi.
Vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc khám phá ảnh hưởng di truyền của các loài người tiền sử.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng dòng gene từ Neanderthal và Denisovan không chỉ là di sản sinh học mà còn là bằng chứng cho sự tiến hóa của loài người hiện đại. "Sự pha trộn có những hậu quả quan trọng về chức năng, kiểu hình và tiến hóa," nhóm nghiên cứu khẳng định trong báo cáo đăng trên tạp chí Current Opinion in geneetics & Development.
Những phát hiện này nhắc nhở chúng ta rằng, Homo sapiens không tiến hóa một cách độc lập mà là kết quả của sự giao thoa phức tạp giữa nhiều loài. Điều này không chỉ góp phần vào sự đa dạng của con người ngày nay mà còn mở ra các hướng nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa di truyền học, lịch sử tiến hóa và sức khỏe cộng đồng.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
