Anh, Mỹ bắt tay Trung Quốc xây căn cứ trên mặt trăng
Bộ trưởng Khoa học Anh David Willetts thông báo kế hoạch hợp tác giữa Anh, Mỹ và Trung Quốc nhằm xây dựng căn cứ chung trên mặt trăng.
Tổng số 12 người từng đặt chân lên mặt trăng đều là người Mỹ nhưng lần cuối cùng nhân loại đặt chân lên đó cách nay đã 41 năm. Các cường quốc không gian hiện muốn trở lại nơi này, đặt căn cứ và hướng tới du hành sao Hỏa.
Bộ trưởng Willetts cho biết thành phố Stevenage của Anh là nơi chế tạo 1/4 tổng số vệ tinh trên thế giới. Ông Willetts tuyên bố Anh sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ châu Âu và Trung Quốc trong giai đoạn du hành không gian sắp tới. Ông khẳng định: “Chúng ta là đối tác tin cậy của Mỹ; có vai trò tích cực trong Cơ quan Không gian châu Âu và hiện mở rộng quan hệ mới với Trung Quốc”.
Ảnh trên máy tính của xe tự hành Thỏ Ngọc - (Ảnh: spaceflight101.com)
Ông nhắc lại rằng cả 12 người từng lên mặt trăng không có nữ giới và nhiều khả năng nữ phi hành gia Anh Sandra Bullock sẽ là người phụ nữ đảm nhận sứ mệnh này.
Tại Mỹ hồi năm ngoái, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Newt Gingrich hứa hẹn nếu ông đắc cử, nước Mỹ sẽ có căn cứ thường trực trên mặt trăng vào cuối nhiệm kỳ thứ nhì.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Willetts đoán rằng người kế tiếp lên mặt trăng sẽ là người Trung Quốc. Theo dự kiến, các phi hành gia của Trung Quốc sẽ đến mặt trăng trong khoảng từ năm 2025 đến 2030. Hồi đầu tháng, Trung Quốc đã phóng phi thuyền Hằng Nga đưa xe tự hành Thỏ ngọc lên khảo sát mặt trăng và dự kiến đến nơi vào cuối tuần này. Ông Willetts nhận định: “Họ đang là người đầu tiên trở lại mặt trăng, họ đang có xe tự hành trên đó”.
Trung Quốc tăng cường nỗ lực thám hiểm không gian sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama hủy bỏ Chương trình Constellation của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA). Bộ trưởng Willetts cho rằng đây cũng là cơ hội để nước Anh cung cấp công nghệ không gian cho Trung Quốc trong các sứ mệnh thám hiểm mặt trăng và sâu hơn trong không gian trong tương lai.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
