Anh sắp đưa 360.000 con giun vào không gian

Thí nghiệm cơ phân tử trên giun sẽ giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hiện tượng mất cơ của phi hành gia trong không gian.

Cơ quan Vũ trụ Anh hôm 11/9 công bố kế hoạch đưa hàng trăm nghìn con giun lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một dự án mang tên "Thí nghiệm cơ phân tử", nhằm nghiên cứu hiện tượng mất cơ, lão hóa và những thay đổi tiêu cực trong cơ thể mà các phi hành gia phải đối mặt khi bay vào không gian, Phys đưa tin.

Dự án với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Đại học Exeter, Nottingham và Lancaster của Anh dự kiến được triển khai từ giữa tháng 11/2018 tới tháng 2/2019. Khoảng 360.000 con giun dài một milimet sẽ được tàu vũ trụ của SpaceX đưa lên quỹ đạo trong một thiết bị chứa có kích thước không lớn hơn bao diêm.

Anh sắp đưa 360.000 con giun vào không gian
Logo dự án Thí nghiệm phân tử cơ. (Ảnh: ESA).

Loài giun được lựa chọn để nghiên cứu có tên khoa học là Caenorhabditis elegans. Chúng là một loài giun tròn, trong suốt và có nhiều đặc tính sinh học thiết yếu giống với con người. Theo Tim Etheridge, giảng viên cao cấp tại Đại học Exeter, C. elegans chia sẻ gần 80% các gene tương tự với con người và ở cấp độ phân tử, có sự giống cả về cấu trúc, sự trao đổi chất lẫn hoạt động của cơ. Bên cạnh đó, loài giun tròn này còn phát triển nhanh và rất dễ sống.

Nghiên cứu cho thấy môi trường không gian khắc nghiệt có thể khiến các phi hành gia mất tới 40% cơ bắp chỉ trong vòng sáu tháng. Sự mất cơ ngoài không gian cũng giống quá trình lão hóa của cơ thể trên Trái Đất, nhưng tốc độ được tăng tốc nhanh gấp nhiều lần.

"Thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới suy giảm thần kinh cơ trong không gian. Nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu được những thay đổi phân tử gây ra những vấn đề về cơ, đồng cho phép kiểm tra tính hiệu quả của các liệu pháp chống suy giảm cơ trong môi trường trọng lực thấp", giáo sư sinh học Nate Szewczyk từ Đại học Nottingham chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Khoa học Anh Sam Gyimah cũng đáng giá cao mục đích của nghiên cứu. Gyimah tin rằng dự án tiên phong này có thể đem lại cơ hội điều trị tốt hơn cho bệnh nhân teo cơ Trái đất, cũng như cải thiện phúc lợi của các phi hành gia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chuẩn bị phóng vệ tinh thế hệ mới theo dõi lớp băng tan chảy của Trái đất

NASA chuẩn bị phóng vệ tinh thế hệ mới theo dõi lớp băng tan chảy của Trái đất

Ngày 13/9, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho kế hoạch phóng vào không gian vệ tinh giám sát tiên tiến nhất ICESat-2 vào ngày 15/9.

Đăng ngày: 15/09/2018
Ảnh chụp thiên hà xoắn ốc cách 65 triệu năm ánh sáng

Ảnh chụp thiên hà xoắn ốc cách 65 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng tại Chile ghi lại hình ảnh thiên hà NGC 3981 sáng rực với các ngôi sao rải rác xung quanh.

Đăng ngày: 14/09/2018
Ảnh độc từ NASA: 2 lần

Ảnh độc từ NASA: 2 lần "nhật thực" trong vòng 6 giờ!

Bức ảnh động kỳ thú mà NASA vừa chia sẻ được tạo thành từ nhiều hình ảnh chụp mặt trời liên tục của Solar Dynamics Observatory (SDO), một đài quan sát thiên văn đặt trên tàu vũ trụ tự hành.

Đăng ngày: 14/09/2018
Bằng một video thực tế, phi hành gia Nga dập tắt tin đồn lấy tay bịt lỗ thủng trên ISS

Bằng một video thực tế, phi hành gia Nga dập tắt tin đồn lấy tay bịt lỗ thủng trên ISS

Hôm thứ Hai vừa rồi, phi hành gia người Nga trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đăng tải một video khẳng định lỗ thủng trên trạm đã được bịt lại.

Đăng ngày: 13/09/2018
Bão Mặt trời sắp chạm đến Trái đất trong nay mai: nguy cơ tấn công hệ thống điện và vệ tinh

Bão Mặt trời sắp chạm đến Trái đất trong nay mai: nguy cơ tấn công hệ thống điện và vệ tinh

Một cơn bão Mặt trời cực mạnh đang hướng đến Trái đất, với khả năng gây ra những nhiễu loạn mạnh cho hệ thống năng lượng và vệ tinh trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 13/09/2018
Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

Kể từ khi đến tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm nay, đầu dò Tàu vũ trụ Hayabusa2 đã nghiên cứu 54.000 điểm trên bề mặt của nó.

Đăng ngày: 12/09/2018
Công ty tư nhân Trung Quốc lần đầu phóng vệ tinh lên quỹ đạo

Công ty tư nhân Trung Quốc lần đầu phóng vệ tinh lên quỹ đạo

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tên lửa SQX-1Z đã được phóng đi từ bãi phóng thuộc Trung tâm Vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc vào tuần qua.

Đăng ngày: 12/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News