Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm, như một cánh cửa sổ tròn khoét vào vũ trụ và có thể chính là cửa sổ để nhân loại nhìn vào tương lai.
Hình ảnh từ kính viễn vọng không gian Hubble cho thấy một "thiên hà đan xen" gọi chung là Arp-Madore 417-391, nằm cách Trái đất 670 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ba Giang (Enridanus).
Theo bài công bố từ phía ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), đó là 2 thiên hà đang trong quá trình va chạm và sáp nhập, bị lực hấp dẫn của nhau bóp méo, xoắn lại thành một hình thù kỳ dị trong khi phần lõi của cả 2 đang tiến lại gần nhau.
Hình ảnh ngoạn mục vừa được công bố - (Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA).
Rõ ràng đó là 2 thiên hà lớn và gần như "ngang tài ngang sức", nên thay vì cái này nuốt cái kia, chúng tạo ra một cuộc giằng co ngoạn mục.
Theo Live Science, vụ va chạm thiên hà được "khai quật" từ kho dữ liệu khổng lồ mà NASA/ESA thu thập được nhờ những thiết bị quan sát tối tân của Hubble, trong đó vùng trời phía Nam nơi cặp đôi kỳ lạ xuất hiện được mô tả bởi hơn 6.000 hình ảnh.
Trong hình ảnh rõ nét mà ESA đăng tải, một phần cơ thể của 2 thiên hà tạo thành 2 cánh tay nối dài và khép lại thành vòng, giống một cái cửa sổ tròn cách điệu mà chúng ta có thể nhìn vào phía xa của vũ trụ.
Đó có thể cũng là "cửa sổ tương lai" của hình chúng ta, là hình ảnh sẽ xảy ra với thế giới của chúng ta 2 tỉ năm nữa.
Thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) từng sáp nhập với khoảng 16 thiên hà, nhưng hầu hết đều là một vụ nuốt nhau, bởi Ngân Hà là một "quái vật" khổng lồ trong giới thiên hà.
Nhưng 2 tỉ năm tới, chúng ta được dự đoán va chạm với một kẻ địch ngang tài ngang sức là thiên hà Tiên Nữ lân cận, điều có thể tạo ra cảnh tượng hai thiên hà giằng xé nhau như bức ảnh mới của Hubble. Vụ va chạm được cho là có thể khiến Trái đất bị văng khỏi "vùng sự sống" của Hệ Mặt trời.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối
Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
