Ảnh thiên văn ấn tượng trong tháng
Cảnh tượng núi lửa Iceland nhìn từ ngoài trái đất, cầu lửa sáng rực trên bầu trời nước Mỹ, Trạm Không gian quốc tế bay qua cực quang là những hình ảnh thiên văn khó quên trong tháng 4.
Những bức ảnh dưới đây được đăng trên trang National Geographic.
Bức xạ phát ra từ một chòm sao trong tinh vân Soul. Chòm sao này hình thành trong một đám mây bụi khí có chiều rộng khoảng 150 năm ánh sáng. Ảnh: NASA. Nhà du hành Soichi Noguchi (Nhật Bản) chụp bức ảnh này khi Trạm Không gian quốc tế sắp bay qua một cực quang với tốc độ 28.000 km/h vào ngày 5/4. Ảnh: Soichi Noguchi. Những đám mây bụi khí làm nổi bật các ngôi sao mới sinh trong tinh vân Lagoon. Với chiều rộng khoảng một năm ánh sáng, đây là một trong những tinh vân mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh: Đài thiên văn Nam Âu. Một vệ tinh của Mỹ chụp được cảnh tượng tro bụi núi lửa tại Iceland từ vũ trụ vào ngày 17/4. Ảnh: NASA. Những ngôi sao mới sinh trong khu vực có tên IC 1795 thuộc một nhánh của dải Ngân hà. Trong điều kiện ánh sáng bình thường khu vực này có màu đen, nhưng các đám mây bụi khí của nó phát ra ánh sáng hồng ngoại. Mỗi màu trong ảnh tương ứng với một bước sóng hồng ngoại. Ảnh: NASA. Một vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp ảnh đám mây tro bụi màu nâu từ núi lửa Iceland trôi dạt trên bầu trời châu Âu vào ngày 19/4. Đám mây có chiều dài tới 400 km. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Tinh vân Orion phát ra ánh sáng màu xanh dương nhạt. Ảnh: NASA. Camera trên nóc một tòa nhà của Đại học Wisconsin, Mỹ chụp được cảnh tượng thiên thạch bốc cháy tạo nên khối cầu lửa trên bầu trời vào tối 14/4. Ảnh: Đại học Wisconsin. Một phía của tinh vân Gum 19 phát sáng, còn phía bên kia chìm trong bóng tối. Nguyên nhân là hydro ở bên phải bị nung nóng bởi một ngôi sao bên trong nên phát ra bức xạ. Ảnh: ESO. |