Áo choàng tàng hình sắp được dùng để dạy học
Trong thời gian tới, công nghệ tàng hình sẽ được đưa vào giảng dạy vật lý tại nhiều trường học trên thế giới.
- Áo choàng tàng hình đầu tiên trên thế giới
- Công nghệ kỳ lạ: Áo "tàng hình" thời gian
Công nghệ tàng hình sẽ được đưa vào giảng dạy
Xưa nay, vấn đề thiếu thí nghiệm thực tế tại các trường học khi dạy khoa học chính là nguyên nhân khiến các bộ môn như vật lý trở thành nỗi ác mộng của nhiều học sinh. Vấn đề này sẽ sớm được giải quyết khi các nhà khoa học Đức đang chạy đua với thời gian để đưa công nghệ áo tàng hình Harry Potter vào giảng dạy.
Các trường học trên thế giới sẽ sớm sở hữu công nghệ "made in Hogwarts" này
Theo đó, nhóm nghiên cứu tới từ Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) đã tạo ra một áo choàng tàng hình có khả năng khiến các vật nhỏ trở nên vô hình trong mắt người. Với kích thước nhỏ gọn, dụng cụ tàng hình này rất thích hợp với các mô hình trực quan trong lớp học.
Về bản chất, chiếc áo choàng này là một hộp đựng được phủ sơn acrylic tán xạ ánh sáng. Trên hộp có ống nhỏ hình trụ làm từ polydimetylsiloxan – một hợp chất hữu cơ pha các hạt nano titan dioxide giúp phân tán ánh sáng.
Ống bên trái được phủ sơn acrylic và vật liệu hữu cơ đặc biệt nên ta không thấy được bóng của vật bên trong
Khi đựng một vật bất kì vào ống của hộp tàng hình, ánh sáng chiếu tới vật sẽ bị bẻ cong do hiện tượng tán xạ. Kết quả là sóng ánh sáng truyền đi quãng đường dài hơn và không tập trung.
Nhờ sơn phủ acrylic và polydimetylsiloxan, ánh sáng chiếu tới vật bị bẻ cong và di chuyển theo đường zic zắc ngẫu nhiên (phải)
Đồng thời, con người có đặc điểm chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật tới mắt. Do đó, hiện tượng bẻ cong và làm chậm đường truyền ánh sáng sẽ khiến vật thể tàng hình ngay trước mắt chúng ta.
Hình ảnh của vật thể khi được "khoác" áo choàng tàng hình (phải) và không "mặc" gì (trái)
Với phát minh này, các chuyên gia hi vọng việc đưa chúng vào nhà trường giảng dạy sẽ khơi gợi cảm hứng và niềm yêu thích hóa học cho các thế hệ tương lai.