Australia bắt đầu tiêu diệt 14.000 con ngựa hoang
Nhà chức trách bang New South Wales dự định bắn chết 14.000 con ngựa hoang từ trực thăng để cứu hệ sinh thái và động vật bản xứ.
Ước tính 17.432 con ngựa hoang đang lang thang ở vườn quốc gia Kosciuszko rộng 6.734km2 ở bang New South Wales (NSW) phía đông nam Australia. Để giảm số lượng ngựa xuống 3.000 con vào tháng 6/2027 theo luật định, chính quyền địa phương đang tiến hành một cuộc tiêu diệt trên không nhằm bắn những con ngựa từ trực thăng, Newsweek hôm 6/12 đưa tin.
Ngựa hoang ở vườn quốc gia Kosciuszko. (Ảnh: The Australian).
Ngựa hoang được cho là loài xâm hại ở Australia với tổng số lượng 400.000 con trên khắp cả nước. Chúng có dòng dõi từ ngựa do người định cư châu Âu đem tới Australia. Chúng đe dọa hệ sinh thái địa phương thông qua gặm cỏ, giẫm đạp nền đất và các loài thực vật bản xứ, đặc biệt là ở dãy Australian Alps, theo Hội đồng loài xâm hại, tổ chức chuyên bảo vệ tự nhiên khỏi động vật, cỏ dại và dịch bệnh gây hại.
Ở vườn quốc gia Kosciuszko, kết quả khảo sát của Cơ quan vườn quốc gia và động vật hoang dã New South Wales (NSW) ước tính có 14.501 - 23.535 con ngựa năm 2022. Số lượng trong cuộc khảo sát năm 2023 là 12.934 - 22.536 con. Năm 2016, chỉ có khoảng 6.000 con ngựa trong vườn quốc gia này.
Những biện pháp từng được sử dụng để giảm số lượng ngựa qua nhiều năm, bao gồm đặt bẫy, chuyển chỗ, gây mê và bắn trên mặt đất, nhưng không thành công trong việc khiến số lượng ngựa giảm mạnh. Đặc biệt, biện pháp đặt bẫy rất tốn kém và vô nhân đạo bởi ngựa bị vận chuyển qua quãng đường dài và cuối cùng đưa vào lò mổ.
Hiện nay, chính quyền NSW hy vọng bắn súng từ trực thăng sẽ giúp giảm đáng kể quần thể ngựa hoang. Kết quả khảo sát chỉ ra chính quyền NSW sẽ không thể đáp ứng mục tiêu 3.000 con ngựa vào giữa năm 2027 theo đường hướng hiện nay mà không bắn súng từ trên cao.
Trong chương trình bắn súng từ trên cao, các nhà chức trách huy động hai trực thăng, mỗi trực thăng đều chở một bác sĩ thú y. Theo thông báo của chính quyền bang, những con ngựa chết nhanh chóng và không phải chịu đau đớn nhiều. Tất cả ngựa bị bắn đều được bác sĩ thú y đánh giá.
"Không ai muốn thấy động vật bị giết, nhưng thực tế đáng buồn là chúng tôi phải lựa chọn giữa giảm gấp số lượng ngựa hoang hoặc chấp nhận hệ sinh thái và môi trường sống nhạy cảm ở vùng cao bị phá hủy, khiến động vật bản xứ sụt giảm và tuyệt chủng. Tiêu diệt chúng thông qua các tay súng được huấn luyện kỹ càng là cách khả thi duy nhất để giảm số lượng ngựa, cứu vườn quốc gia và động vật bản xứ sống ở đó", Jack Gough, giám đốc ở Hồi đồng loài xâm hại, chia sẻ.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.
