Kế hoạch xóa sổ ngựa hoang của Australia
Bang New South Wales đang cân nhắc thay đổi quy định môi trường để có thể bắn ngựa hoang ở vườn quốc gia Kosciuszko từ trên cao khi số lượng ngựa tăng vọt.
Chính quyền bang New South Wales đang thu thập ý kiến phản hồi đối với đề xuất thay đổi kế hoạch quản lý ngựa hoang của vườn quốc gia, tạo điều kiện cho việc tiêu diệt đàn ngựa từ máy bay. Đây là một lựa chọn bổ sung để kiểm soát ngựa hoang cùng với các biện pháp hiện nay như bẫy, chuyển chỗ và bắn từ mặt đất, theo thông báo hôm 7/8 của nhà chức trách. Theo thông báo, nhu cầu giảm số lượng ngựa hoang để bảo vệ hơn 30 loài bản xứ đang bị đe dọa rất cấp thiết.
Một đàn ngựa hoang gặm cỏ ở Kosciuszko. (Ảnh: PR Image).
Số lượng ngựa hoang ở vùng núi cao của bang đang tăng mạnh. Ước tính có 23.000 con ngựa hoang đang sống trong vườn quốc gia, buộc chính phủ quyết định giảm xuống 3.000 con vào giữa năm 2027. Ban quản lý công viên cho biết họ ưu tiên sử dụng bẫy và chuyển ngựa tới nơi khác. Hiện nay, hoạt động săn bắn được cho phép nhưng tiêu diệt đàn ngựa từ trên cao đang bị cấm.
Theo Bộ trưởng Môi trường Penny Sharpe, nếu không hành động, ngựa hoang có thể đẩy các loài bị đe dọa tới nguy cơ tuyệt chủng. "Có quá nhiều ngựa hoang cần xử lý trong vườn quốc gia. Chúng ta buộc phải cân nhắc áp dụng bắn chúng từ trên không phải các tay súng đã qua huấn luyện theo tiêu chuẩn cao nhất về phúc lợi động vật", Sharpe nhấn mạnh. Phát ngôn viên môi trường của tổ chức New South Wales Green ủng hộ đề xuất và cho rằng chính phủ cần chịu trách nhiệm quản lý loài xâm hại trong vườn quốc gia.
"Không ai muốn giết động vật, nhưng thực tế đáng buồn là chúng ta không có lựa chọn nào giữa giảm số lượng ngựa hoang khẩn cấp hoặc chấp nhận hệ sinh thái nhạy cảm và môi trường sống ở vùng núi cao bị phá hủy", Jack Gough, đại diện của tổ chức bảo vệ loài xâm hại Invasive Species Council, chia sẻ. Jacqui Mumford, giám đốc điều hành Hội đồng bảo tồn tự nhiên New South Wales, đánh giá, bắn ngựa hoang từ trên cao và mặt đất là biện pháp kiểm soát số lượng nhân đạo và hiệu quả nhất. Thời gian tiếp nhận ý kiến phản hồi về đề xuất thay đổi sẽ kết thúc vào ngày 11/9.
Tranh cãi về biện pháp quản lý ngựa hoang diễn ra từ lâu. Những người phản đối tiêu diệt ngựa hoang thua kiện hồi đầu năm nay trong nỗ lực chấm dứt hoạt động này.

Sư tử đực gây chú ý vì "kiểu tóc" kỳ lạ
Con sư tử với bộ bờm theo kiểu mái bằng như một "minh tinh trên thảm đỏ" tại các sự kiện đã khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.
