10.000 con ngựa hoang ở Australia sẽ bị xóa sổ vì sinh sôi quá nhiều

Nhà chức trách lên kế hoạch giết hoặc chuyển chỗ hơn 10.000 con ngựa hoang nhằm hạn chế số lượng loài này nhưng giới nghiên cứu cho rằng con số đó chưa đủ.

Số lượng ngựa hoang ở Australia vào khoảng hơn 25.000 con dựa theo kết quả khảo sát trên không năm 2019, theo Vườn quốc gia Alps. Phần lớn ngựa hoang sống ở vùng núi cao của Australia, nằm ở khu vực giao nhau của 3 bang: New South Wales (NSW), Victoria và Lãnh thổ thủ đô Australia.

10.000 con ngựa hoang ở Australia sẽ bị xóa sổ vì sinh sôi quá nhiều
Ngựa hoang sinh sôi ở vùng núi Australia. (Ảnh: Abc.net.au)

Vùng núi cao của Australia chỉ chiếm 1% lục địa, có nhiều loài đặc hữu và bị đe dọa không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, theo David Watson, nhà sinh thái học ở Đại học Charles Sturt, Australia. Ngựa hoang, loài xâm hại ở Australia, cũng sinh sản nhanh chóng và phá hủy hệ sinh thái ở khu vực này.

Một nơi đang bị đe dọa đặc biệt là vườn quốc gia Kosciuszko ở NSW, ngôi nhà của hơn 14.000 con ngựa hoang. Bản dự thảo kế hoạch mới do Cơ quan Động vật hoang dã và Vườn quốc gia ở NSW công bố hôm 1/10 đặt mục tiêu giảm số lượng ngựa hoang ở vườn quốc gia Kosciuszko xuống 3.000 con. Số ngựa còn sót lại sẽ được kiểm soát ở 32% công viên. Nhà chức trách cho biết kế hoạch sẽ bảo vệ khu vực đồng thời bảo tồn "giá trị di sản" của ngựa hoang, một khái niệm gây tranh cãi được nhắc tới trong bộ luật của bang năm 2018. Theo đó, ngựa hoang có tầm quan trọng về mặt văn hóa đối với vườn quốc gia dù chúng do những người định cư châu Âu đưa tới khu vực.

Tuy nhiên, trong một lá thư ngỏ công bố hôm 29/10, 69 nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Australia cho rằng kế hoạch dự thảo để lại quá nhiều ngựa hoang và không thể bảo vệ tốt vườn quốc gia trước tác động của chúng. Họ cho rằng nhà chức trách đang thuận theo mong muốn của những nhà vận động bảo vệ ngựa hoang và phớt lờ bằng chứng khoa học. Các nhà khoa học kêu gọi Cơ quan Động vật hoa dã và Vườn quốc gia giảm số lượng ngựa hoang xuống thấp hơn nhiều so với con số 3.000 trong đề xuất nhằm bảo vệ toàn bộ Kosciuszko.

Theo Watson, chính quyền bang NSW đã chọn nơi tệ nhất để ngựa hoang sống lang thang. Vùng núi cao Australia là nơi ở của một số động vật nguy cấp và dễ bị tổn thương, bao gồm cá stocky galaxias (Galaxias tantangara), ếch cây vùng cao (Litoria verreauxii alpina) và chuột răng rộng (Mastacomys fuscus). Không có động vật có móng guốc bản xứ ở Australia, vì vậy ngựa hoang cũng gây ra nhiều thiệt hại cho thực vật không tiến hóa để trở thành thức ăn của chúng. Số lượng ngựa tăng lên dẫn tới gặm cỏ quá mức. "Những khu vực này quá mỏng manh để động vật ăn cỏ lớn giẫm đạp khắp nơi", Don Driscoll, nhà sinh thái học ở Đại học Deakin, Australia, nhấn mạnh.

Hai bang vùng cao khác cũng đang đối phó với ngựa hoang bằng biện pháp cứng rắn hơn. Lãnh thổ thủ đô Australia, bang giáp vườn quốc gia Kosciuszko, sẽ loại bỏ bất kỳ con ngựa hoang nào đi qua biên giới. Hôm 1/11, bang Victoria cũng công bố kế hoạch quản lý, loại bỏ mọi con ngựa hoang ở môi trường sống vùng cao của bang.

Phương pháp được ưa chuộng để di chuyển ngựa hoang khỏi môi trường sống tự nhiên là đưa chúng tới một mảnh đất tư nhân. Nhưng biện pháp này rất tốn thời gian và tốn kém, chỉ có khoảng 1.000 con ngựa hoang ở NSW được chuyển chỗ ở thành công từ năm 2002. Nếu kế hoạch thất bại, nhà chức trách sẽ phải diệt trừ ngựa hoang bằng cách bắn từ trên không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mò vào chuồng tấn công bê con, trăn khổng lồ bị tóm sống

Mò vào chuồng tấn công bê con, trăn khổng lồ bị tóm sống

Một con trăn Anaconda đã lẻn vào trong trang trại rồi tấn công một con bê con khiến người xem vô cùng sợ hãi.

Đăng ngày: 05/11/2021
Dám ăn thịt lợn rừng con, trăn khổng lồ mất mạng vì bị trả thù

Dám ăn thịt lợn rừng con, trăn khổng lồ mất mạng vì bị trả thù

Cả gan ăn thịt lợn rừng con, con trăn khổng lồ đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình khi bị đàn lợn rừng trưởng thành tấn công.

Đăng ngày: 04/11/2021

"Hươu cao cổ lai ngựa vằn" sinh vật kỳ lạ như bước ra từ chuyện cổ tích

Đoạn video đáng kinh ngạc cho thấy một con okapi, hay còn gọi là hươu đùi vằn, sinh vật có ngoại hình kỳ lạ như chỉ có trong chuyện cổ tích sinh sống tại một sở thú ở thành phố Oklahoma.

Đăng ngày: 04/11/2021
Lái xe kinh hãi chạm trán 150 con bò rừng tràn xuống đường

Lái xe kinh hãi chạm trán 150 con bò rừng tràn xuống đường

Đàn bò rừng bison hơn 150 con lững thững bước đi trên một con đường ở Vườn quốc gia Yellowstone (Mỹ) khiến du khách hoảng sợ.

Đăng ngày: 04/11/2021
Rắn biển Belcher - Loài rắn độc nhất thế giới

Rắn biển Belcher - Loài rắn độc nhất thế giới

Loài rắn sở hữu hai màu xanh - đen này có thể khiến con người mất mạng chỉ sau một vết cắn nhỏ.

Đăng ngày: 04/11/2021
Những hành vi kỳ lạ nhất trong vương quốc động vật

Những hành vi kỳ lạ nhất trong vương quốc động vật

Trong thế giới động vật, rất nhiều loài tham gia vào quá trình sinh sản hoàn toàn khác nhau. Dù bằng cách nào, các hành vi đều nhằm mục đích tăng hiệu quả sinh sản của quần thể động vật.

Đăng ngày: 03/11/2021
Liều lĩnh cướp miếng mồi của cá sấu, báo đốm suýt bỏ mạng

Liều lĩnh cướp miếng mồi của cá sấu, báo đốm suýt bỏ mạng

Thấy xác một con linh dương bị bỏ lại dưới sông, báo đốm lăm le tiến tới nhưng nhanh chóng hối hận vì hành động này.

Đăng ngày: 03/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News