Australia có nguy cơ đối mặt với siêu hạn hán kéo dài hàng thập kỷ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy Xứ sở Chuột túi có thể đối mặt nguy cơ hạn hán kéo dài 20 năm hoặc lâu hơn, dài hơn nhiều so với bất kỳ đợt hạn hán nào trong thời gian gần đây.
Australia có thể sẽ phải đối mặt với những đợt siêu hạn hán kéo dài nhiều thập kỷ. Đây là cảnh báo do các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Australia (ANU) mới đưa ra.
Theo nghiên cứu của ANU, siêu hạn hán là một đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài và xảy ra trên diện rộng.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra những đợt siêu hạn hán kéo dài hàng thập kỷ tại Australia. (Ảnh: Getty)
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều mô hình khí hậu để mô phỏng hạn hán xảy ra ở Australia trong khoảng thời gian từ năm 850 đến năm 2000 để dự đoán các mô hình này có thể thay đổi như thế nào trong tương lai.
Họ phát hiện ra rằng thời gian hạn hán trung bình ở các khu vực Tây Nam và Đông Australia trong thế kỷ 20 dài hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà khoa học cảnh báo Australia có thể sớm phải đối mặt với những đợt siêu hạn hán kéo dài tới 20 năm, với những ảnh hưởng ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu.
Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia Georgy Falster của Trường Nghiên cứu Khoa học Trái Đất thuộc ANU nhấn mạnh một trong những phát hiện đáng chú ý của nhóm là hạn hán ở Australia có thể kéo dài hơn nhiều so với bất kỳ đợt hạn hán nào trong thời gian gần đây.
Các đợt hạn hán có thể kéo dài 20 năm hoặc lâu hơn. Bà khẳng định siêu hạn hán là một phần của những biến đổi tự nhiên trong khí hậu Australia. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ làm tăng khả năng xảy ra siêu hạn hán tại Australia.
Các nhà nghiên cứu tập trung đánh giá tình hình lưu vực sông Murray-Darling - vùng nông nghiệp lớn nhất của Australia bao gồm các khu vực ở Nam Australia (SA), New South Wales, Victoria, Queensland và Vùng Lãnh thổ Thủ đô (ACT).
Họ phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã góp phần dẫn đến hạn hán kéo dài hơn ở lưu vực này, cũng như khu vực Tây Nam Australia. Những khu vực này có thể sẽ ghi nhận lượng mưa giảm trong tương lai do biến đổi khí hậu, làm tăng nguy cơ hạn hán.
Để giảm tác động của hạn hán trong tương lai, các nhà nghiên cứu khuyến nghị người dân Australia nên chuẩn bị sẵn các kế hoạch quản lý và trữ nước, cũng như thiết lập các mạng lưới hỗ trợ cộng đồng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản
Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
