Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết

Khi nhắc đến những công trình vĩ đại của Trung Quốc mà người xưa để lại, hậu thế có thể nghĩ ngay đến Vạn Lý Trường Thành do Tần Thủy Hoàng xây dựng, với tài lực và vật lực khổng lồ.

Tuy nhiên có một công trình có thể sánh ngang với Vạn Lý Trường Thành, nó đã tồn tại hơn 2.000 năm và nuôi sống hàng nghìn người dân Trung Quốc, đó chính là kênh ngầm Karez ở Tân Cương.

Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết
Bên trong hệ thống kênh ngầm Karez. (Nguồn: Sohu).

Hạn hán từ lâu đã là một vấn đề khiến người nông dân Tân Cương đau đầu. Vùng Tân Cương nằm trên một cao nguyên, Mặt trời gay gắt khiến lượng nước bốc hơi vượt xa lượng mưa. Dù là mùa mưa, cây trồng ở Tân Cương rất khó phát triển xanh tốt.

Khí hậu khắc nghiệt đã biến Tân Cương trở thành vùng đất cằn cỗi do đó, người dân sống ở đây thường xuyên gặp nạn đói. Nhận thấy vấn đề bất cập ở đây, Hoàng đế Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN) đã lệnh xây dựng hệ thống dẫn nước ngầm Karez để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết
Kênh đào xuyên núi Karez - Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất. (Nguồn: Sohu).

Lợi dụng nước tan chảy vào mùa hè của những ngọn núi tuyết và các sông băng ở Tân Cương, những người thợ đã đào một đường kênh dẫn dưới chân những ngọn núi tuyết và liên kết những kênh dẫn này với các dòng sông băng để tạo nên hệ thống kênh ngầm Karez.

Khi nước chảy vào hệ thống kênh ngầm, người ta sẽ đào giếng sâu xuống dưới để lấy nước sử dụng. Kênh cũng được đào sâu dưới lòng đất nên tránh được nước bị bốc hơi vào mùa hè.

Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết
Nguyên lý hoạt động của hệ thống kênh ngầm Karez. (Nguồn: Smithsonian).

Sau khi Karez hoàn thành, vấn đề thiếu nước và hạn hán của nông dân ở Tân Cương đã được giải quyết, và cuộc sống của họ như bước sang một trang mới.

Qua thời gian, chiều dài kênh và số lượng giếng ngày càng tăng. Tính đến nay, chiều dài kênh đã gấp đôi chiều dài của Vạn Lý Trường Thành, tương đương 5.000km, số lượng giếng được đào lên đến 1700 giếng.

Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết
Các giếng nước được đào sâu xuống dưới để lấy nước. (Nguồn: Kknews).

Được xây dựng cùng thời với Vạn Lý Trường Thành nhưng vai trò của Karez là giúp phát triển nông nghiệp, không phải là điểm thu hút khách du lịch nên đến nay sự tồn tại của hệ thống kênh khổng lồ không được nhiều người biết đến, kể cả người Trung Quốc.

Nhờ có sự xuất hiện của đại công trình thủy lợi này mà vùng Turpan, Tân Cương đã trở thành một trong những nơi sản xuất nho xanh lớn nhất thế giới. Sản phẩm nho khô ở đây có vị ngọt đặc biệt nhờ được tưới nước mát từ trên núi chảy qua hệ thống đường hầm cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hơn 2000 năm trước, một người Hy Lạp đã biết Trái đất hình tròn và tính được cả chu vi

Hơn 2000 năm trước, một người Hy Lạp đã biết Trái đất hình tròn và tính được cả chu vi

Vào thế kỷ thứ 20, chúng ta mới phóng vệ tinh lên không gian để xác định chu vi Trái Đất, nhưng 2000 năm trước, một người đàn ông Hy Lạp đã làm được điều đó.

Đăng ngày: 12/07/2021
Ảo ảnh thị giác đang

Ảo ảnh thị giác đang "hot rần rần" trên mạng xã hội cho thấy, não bộ của chúng ta dễ bị lừa thế nào

Bỏ qua tính " creepy" của tấm hình, thì đây là một ảo ảnh thị giác khá thú vị.

Đăng ngày: 12/07/2021

"Gỏi tim" của loài chim xinh đẹp - món ăn gây tranh cãi

Hải âu cổ rụt (còn gọi là hải âu mỏ) là loài chim có tại vùng biển Iceland. Chính loài chim này cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong ẩm thực truyền thống của đất nước và con người nơi đây.

Đăng ngày: 12/07/2021
Không phải Hòa Thân, đây mới là

Không phải Hòa Thân, đây mới là "đệ nhất tham quan" thời nhà Thanh

Báo chí Trung Quốc nhận định, không phải Hòa Thân, Dịch Khuông mới là đệ nhất tham quan Thanh triều.

Đăng ngày: 12/07/2021
Cận cảnh chiếc bánh mỳ kẹp thịt đắt nhất thế giới giá 6.000 USD, làm từ nguyên liệu hiếm có khó tìm

Cận cảnh chiếc bánh mỳ kẹp thịt đắt nhất thế giới giá 6.000 USD, làm từ nguyên liệu hiếm có khó tìm

Món ăn hảo hạng bánh mỳ kẹp thịt làm từ những nguyên liệu hiếm có khó tìm có giá 6.000 USD, tương đương khoảng 138 triệu đồng.

Đăng ngày: 11/07/2021
Bí mật về chất siêu dẫn mỏng nhất thế giới

Bí mật về chất siêu dẫn mỏng nhất thế giới

Các nhà vật lý từ 3 châu lục đã công bố bằng chứng thí nghiệm đầu tiên giải thích hoạt động bất thường của chất siêu dẫn mỏng nhất thế giới - một vật liệu có vô số ứng dụng vì dẫn điện cực kỳ hiệu quả.

Đăng ngày: 11/07/2021
Vương triều duy nhất mà công chúa gả đến đều không thể sinh con

Vương triều duy nhất mà công chúa gả đến đều không thể sinh con

Sau khi các công chúa cổ đại gả sang Mông Cổ, tại sao họ không có con? Chỉ vì Mông Cổ có thói quen xấu.

Đăng ngày: 11/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News