Bí ẩn cực khó mà nhân loại chưa thể hiểu hết trong bức họa "Starry Night" của Van Gogh
Vincent van Gogh là danh họa người Hà Lan thuộc trường phái Ấn tượng. Nhiều bức tranh của ông nằm trong danh sách những bức họa nổi tiếng nhất, được yêu thích nhất và đắt đỏ bậc nhất trên thế giới.
"Đêm đầy sao" (The Starry Night) là tác phẩm nổi tiếng nhất, được định giá lên tới trên 150 triệu đô la.
Trong số những tác phẩm của Van Gogh, "Đêm đầy sao" (The Starry Night) là tác phẩm nổi tiếng nhất, được định giá lên tới trên 150 triệu đô la. Được vẽ vào năm 1889, bức tranh miêu tả hình ảnh ngôi làng Saint-Rémy dưới bầu trời đêm đầy sao, với những cuộn xoáy theo góc nhìn từ cửa sổ phòng bệnh của Van Gogh tại viện tâm thần Saint-Rémy-de-Provence miền Nam nước Pháp.
Dù mắc phải bệnh tâm thần dẫn đến những hành vi tự hoại như tự cắt tai mình, nhưng tài năng thiên phú của Van Gogh lại được bùng nổ trong chính giai đoạn này. "Đêm đầy sao" không chỉ được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật mà Van Gogh còn được các nhà nghiên cứu Vật lý-Toán học đời sau khâm phục vì đã nhận thức và thể hiện được một trong những khái niệm khó nhất của mà thiên nhiên vẫn đang "đánh đố’’ nhân loại.
Đó chính là khái niệm về sự hỗn loạn của "Dòng chảy rối" của chất lỏng.
Khái niệm này là gì và Van Gogh đã vẽ lại một cách tài tình câu đố chưa lời giải này ra sao? Tất cả sẽ có trong video dưới đây: