Australia phát minh phương pháp tiêu diệt muỗi vằn đột phá

Với hiệu quả có thể tiêu diệt hơn 80% lượng muỗi vằn, phương pháp diệt muỗi sử dụng vi khuẩn đang được thử nghiệm của các nhà khoa học Australia hứa hẹn sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên toàn cầu do muỗi gây ra.

Bằng việc sử dụng một loại vi khuẩn có tên là Wolbachia, các nhà khoa học của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cùng với các đối tác đã thành công trong việc triệt sản và tiêu diệt phần lớn số lượng muỗi vằn trong các khu vực thử nghiệm.

Australia phát minh phương pháp tiêu diệt muỗi vằn đột phá Muỗi vằn là tác nhân gây bệnh Zika, sốt vàng da, sốt xuất huyết và bệnh chikungunya. (Ảnh: The Australian).

Kết quả nghiên cứu mang tính đột phá được công bố hôm qua (5/10) cho thấy, các nhà khoa học đã triệt sản thành công 3 triệu con muỗi đực và sau đó thả chúng vào 3 khu vực thuộc phía Bắc bang Queensland của Australia trong năm 2018. Sau 20 tuần thử nghiệm, số lượng muỗi vằn tại các khu vực này đã giảm hơn 80%.

Tiến sĩ Brendan Trewin, nhà khoa tham gia nghiên cứu cho biết, nếu chương trình được tiến hành rộng rãi và lặp đi lặp lại, toàn bộ quần thể muỗi vằn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.

Theo Tiến sĩ Trewin, kỹ thuật kiểm soát sinh sản của muỗi vằn bằng vi khuẩn Wolbachia cho thấy hiệu quả hơn so với phương pháp sử dụng bức xạ hiện nay. Để tiêu diệt được phần lớn đàn muỗi sẽ chỉ cần sử dụng khoảng 1.500 con muỗi đực đã được triệt sản bằng vi khuẩn cho mỗi hecta thay vì phải sử dụng đến 9.000 cá thể muỗi đã được triệt sản bằng tia xạ. Ngoài ra, phương pháp diệt muỗi mới không sử dụng hóa chất nên sẽ không ảnh hưởng đến các loại côn trùng.

Cũng theo Tiến sĩ Trewin, phương pháp triệt sản muỗi vằn bằng cách sử dụng vi khuẩn có thể được điều chỉnh để tiêu diệt loại muỗi Hổ châu Á. Và việc loại bỏ được cả hai loại muỗi này sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm do muỗi như Zika, sốt xuất huyết và sốt vàng da và bệnh chikungunya.

Hiện kết quả nghiên cứu đang được đánh giá ngang hàng tại Viện Hàn lâm khoa học Mỹ. Và nhóm nghiên cứu cho biết một đối tác trong dự án đã trao đổi với chính phủ Singapore để triển khai kế hoạch diệt muỗi tại nước này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Súng đã tồn tại hơn 1.000 năm, ảnh hưởng đến chiến tranh và xã hội nói chung theo cách mà có lẽ không có phát minh nào so sánh được.

Đăng ngày: 07/09/2021
Phát minh bóng đèn của Thomas Edison từng bị chê thậm tệ vì lý do này

Phát minh bóng đèn của Thomas Edison từng bị chê thậm tệ vì lý do này

Thomas Edison không phải người đầu tiên đưa ra ý tưởng về bóng đèn sợi đốt. Ông chỉ đưa nó đến gần hơn với cuộc sống con người.

Đăng ngày: 06/09/2021
Phát minh thiết bị cấy ghép màng nhĩ in 3D

Phát minh thiết bị cấy ghép màng nhĩ in 3D

Tình trạng thủng màng nhĩ dẫn đến đau và suy giảm thính lực. Đây cũng là tình trạng khó có thể được điều trị.

Đăng ngày: 31/08/2021

"Em bé gạo" – phát minh đầy nhân văn của người Nhật bỗng nổi tiếng trở lại nhờ Covid-19

Trên thực tế, Dakigokochi (" em bé gạo") đã xuất hiện ở Nhật Bản từ đầu những năm 2000, nhưng đại dịch Covid đã khiến nó nổi tiếng trở lại.

Đăng ngày: 22/08/2021
Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

Bồn cầu thân thiện với môi trường BeeVi, phát minh đến từ một trường đại học ở Hàn Quốc, phần nào giúp đời sống sinh viên theo học dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 11/07/2021
Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Thiết bị là sự kết hợp giữa kính chơi game và kính cận, nó tạo ra hình ảnh 3D mà văn bản, đồ họa và video có thể được phủ lên trên hình ảnh thế giới thực.

Đăng ngày: 10/07/2021
Người Việt sáng chế máy xét nghiệm nhanh Covid-19 giá rẻ

Người Việt sáng chế máy xét nghiệm nhanh Covid-19 giá rẻ

Máy xét nghiệm sàng lọc Covid-19 di động của nhóm nghiên cứu trong nước có giá bằng 1/10 so với các loại máy đang nhập khẩu, cho kết quả sau hơn 2 tiếng.

Đăng ngày: 08/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News