Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

Bồn cầu thân thiện với môi trường BeeVi, phát minh đến từ một trường đại học ở Hàn Quốc, phần nào giúp đời sống sinh viên theo học dễ dàng hơn.

Cho Jae-weon, giảng viên khoa Kỹ thuật môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST), là người sáng tạo ra BeeVi, chiếc bồn cầu có thể biến phân thành khí sinh học và phân bón.

Để tiết kiệm nước, BeeVi sẽ hút phân xuống một bồn chứa đặt ngầm dưới đất. Tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chất thải, tạo thành khí mê tan. Khí sau đó được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho 1 tòa nhà trong trường.

Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa
Cho Jae-weon đứng bên cạnh một bể chứa phân ở Ulsan. (Ảnh: Reuters).

Nhờ phát minh này, sinh viên tại tòa nhà được sử dụng điện miễn phí. Bên cạnh đó, mỗi lần sử dụng BeeVi được quy đổi ra một đơn vị tiền mã hóa lưu hành nội bộ mang tên "Ggool", nghĩa là "Mật ong".

Sinh viên có thể dùng Ggool để mua nhiều thứ trong khuôn viên trường như cà phê, mì ramyeon hay thậm chí là sách. Mỗi người sử dụng BeeVi sẽ kiếm được 10 Ggool một ngày.

"Nếu nghĩ rộng ra, phân có giá trị trong việc tạo ra năng lượng và phân bón. Việc tôi làm là đặt giá trị đó vào vòng tuần hoàn", ông Cho cho biết.

500 gram phân, lượng trung bình một người thải ra trong một ngày, có thể sản sinh ra 50 lít khí mê tan. Theo ông Cho, lượng khí này giúp tạo ra khoảng 0,5 kWh điện, đủ cho một chiếc xe hơi điện chạy 1,2 km.

Khi tất cả bồn cầu trong khuôn viên trường đều được thay bằng BeeVi, lượng điện năng sạch thu được là rất lớn.

"Tôi không còn xem phân là một thay dơ bẩn nữa, bây giờ nó là một báu vật đối với tôi. Tôi thậm chí còn nói về phân trong các bữa ăn khi nghĩ về những cuốn sách mình muốn", Heo Hui-jin, cựu sinh viên UNIST cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Thiết bị là sự kết hợp giữa kính chơi game và kính cận, nó tạo ra hình ảnh 3D mà văn bản, đồ họa và video có thể được phủ lên trên hình ảnh thế giới thực.

Đăng ngày: 10/07/2021
Người Việt sáng chế máy xét nghiệm nhanh Covid-19 giá rẻ

Người Việt sáng chế máy xét nghiệm nhanh Covid-19 giá rẻ

Máy xét nghiệm sàng lọc Covid-19 di động của nhóm nghiên cứu trong nước có giá bằng 1/10 so với các loại máy đang nhập khẩu, cho kết quả sau hơn 2 tiếng.

Đăng ngày: 08/07/2021
Phát minh vật liệu giúp sản xuất điện trong cơ thể người

Phát minh vật liệu giúp sản xuất điện trong cơ thể người

Ngày 6/7, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tel Aviv (Israel) đã công bố một loại vật liệu nano có thể “bắt” các bộ phận trong cơ thể sản xuất ra dòng điện.

Đăng ngày: 08/07/2021
Phát minh cabin chở bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly

Phát minh cabin chở bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly

Cabin chở bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly được nhóm nghiên cứu trường ĐH Bách Khoa sáng chế thành công, góp phần hỗ trợ các y tá, bác sĩ trong công tác phòng, chống dịch.

Đăng ngày: 06/07/2021
Phát minh xe lưỡng cư 5 tấn ra đời cách đây 70 năm

Phát minh xe lưỡng cư 5 tấn ra đời cách đây 70 năm

Xe Rhino có đặc trưng là cặp bánh trước khổng lồ với đường kính 2m, giúp nó chạy 72km/h trên cạn và 8km/h dưới nước.

Đăng ngày: 05/07/2021
Người Nhật lại có thêm một sáng chế thú vị: Khẩu trang làm từ những chiếc bánh mì dưa gang

Người Nhật lại có thêm một sáng chế thú vị: Khẩu trang làm từ những chiếc bánh mì dưa gang

Chiếc khẩu trang thú vị này của người Nhật có thể ăn được như những chiếc bánh thông thường.

Đăng ngày: 15/06/2021
Nga phát minh vật liệu phủ đặc biệt bảo vệ chống bức xạ và tự chữa lành

Nga phát minh vật liệu phủ đặc biệt bảo vệ chống bức xạ và tự chữa lành

Các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU) đang phát triển một loại vật liệu phủ nano có chức năng bảo vệ chống bức xạ và tự chữa lành.

Đăng ngày: 15/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News