Mộ cổ nhà Hán xuất hiện đồ tạo tác bằng ngọc: Chức năng cực đặc biệt, vua chúa cũng không dám "trái lệnh"

Đồ tùy táng làm bằng ngọc được khai quật từ các ngôi mộ cổ không phải chuyện hiếm, đặc biệt là trong các ngôi mộ cổ thời nhà Hán. Nhưng trong một ngôi mộ của người Hán ở Bạc Châu, An Huy, Trung Quốc, người ta đã khai quật được một viên ngọc bích rất kỳ lạ.

Vào tháng 8 năm 1972, do nhu cầu xây dựng, dân làng thường đến một địa danh có tên Phượng Hoàng Đài để lấy đất. Đất ở đây khác so với khu vực xung quanh, tuy cứng và khó đào nhưng khi sử dụng thì rất chắc. Một ngày nọ, dân làng nhặt được món đồ lạ nghi là đồ cổ trong đất. Trưởng thôn khi hay tin đã gọi điện đặc biệt đến phòng di tích văn hóa địa phương và trình báo sự việc.

Lai lịch của ngôi mộ cổ từ thời Đông Hán

Sau khi nhận được tin báo, các chuyên gia của cục di tích văn hóa địa phương kết luận rằng có thể có một ngôi mộ cổ ở đây. Ngay sau đó, một nhóm chuyên gia khảo cổ đã đến Phượng Hoàng Đài để tiến hành khai quật bảo vệ.

Sau khi khảo sát và phân tích chuyên môn, các chuyên gia đã xác định rằng nơi đây có một ngôi mộ Hán, căn cứ vào chữ trên con dấu khai quật được, chủ nhân của ngôi mộ được xác định là Đinh Sùng thời Đông Hán.

Một số lượng lớn hơn 2.000 di vật văn hóa quý giá đã được khai quật từ lăng mộ, bao gồm ngọc bích, đồng, sắt và gốm tráng men. Khi các chuyên gia cẩn thận làm sạch các di vật từ ngôi mộ, một khối ngọc bích nhỏ rất kỳ dị và trong suốt đã thu hút sự chú ý của họ.

Khối ngọc nhỏ có kết cấu bằng ngọc bích mỡ cừu và có hình chữ "Á" (亚), cấu trúc hình chữ nhật được chia thành hai lớp. Hai cột hình chữ nhật ở giữa được nối với nhau, ở giữa là một đường rãnh ngang. Lỗ nhỏ dường như được sử dụng để luồn dây. Điều đáng kinh ngạc nhất là phần trên của đồ dùng được chạm khắc hình "chiếc thìa nhỏ" và phần dưới được chạm khắc bằng "chiếc đĩa nhỏ".

Sau khi nghiên cứu hình dạng của đồ dùng, các chuyên gia tin rằng đây là chiếc la bàn sớm nhất được người xưa tạo ra dựa trên nguyên lý lực từ trường. Các chuyên gia suy đoán rằng rất có thể viên ngọc bích này chính là "Ty nam bội" được đề cập trong sử sách.

Mộ cổ nhà Hán xuất hiện đồ tạo tác bằng ngọc: Chức năng cực đặc biệt, vua chúa cũng không dám trái lệnh
Miếng ngọc được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. (Ảnh: Sina).

Ty nam bội là gì?

Đây là chiếc la bàn được người cổ đại nước ta phát minh ra sớm nhất. Cấu tạo của nó gồm một cái thìa và một cái khay. Cho dù khay được đặt ra sao, thìa từ quay như thế nào thì hướng của nó sẽ luôn luôn là hướng nam, hiện tượng này rất kỳ diệu đối với người xưa.

Người xưa cho rằng ty nam bội luôn chỉ hướng Nam vì tính cách kiên định, không chịu thay đổi do ngoại cảnh thay đổi, vì vậy nó thường được so sánh với tính cách kiên trung của đấng nam nhi.

Vào cuối thời Tây Hán, người ta thậm chí còn bắt đầu sử dụng ty nam bội để bói toán. Dù là hoàng đế hay hoàng tử, họ đều phải sử dụng thiên can và dự báo của viên ngọc này để xác định tốt hay xấu trước khi làm việc lớn. Phong tục này đã khiến địa vị của nó trong tâm trí mọi người trở nên thiêng liêng hơn.

Chính vì vậy, các quý tộc thời Hán bắt đầu sử dụng ngọc bích để khắc và mang bên người. Họ tin rằng điều này không chỉ làm nổi bật sự sang trọng mà còn sử dụng sự linh thiêng của ngọc bội để thúc đẩy vận may và tránh điều ác.

Trong quan niệm dân gian của người Trung Quốc, công dụng của ngọc rất thần kỳ, không những có tác dụng dưỡng ẩm cho cơ thể con người mà còn có thể "phòng tai, chống tà".

Lưu Đại Đồng, một nhà sưu tập đồ ngọc thời nhà Thanh, đã từng ghi lại hai câu chuyện về ngọc bích trong cuốn sách "Cổ ngọc hiểm phòng chi hiện văn" của ông. Một trong số đó là việc người thợ mộc bị rơi từ trên cao xuống, trên người không có thương tích gì, nhưng mặt dây chuyền bằng ngọc ở thắt lưng đã bị vỡ thành nhiều mảnh.

Một câu chuyện khác kể rằng, một ông lão ở thời nhà Thanh đột nhiên bị ngã khi đang tắm, sau khi được nâng lên thì an toàn, chỉ khác là chiếc vòng ngọc trên tay đã rơi ra từng mảnh.

Người ta nói rằng khi Từ Hi chạy trốn sang phía Tây, bà đã từng thưởng cho Vương Văn Thiều mặt dây chuyền bằng ngọc của mình. Ở thời bấy giờ, người ta tin rằng viên ngọc bích này là "ngọc bội sinh" và có ý nghĩa tái sinh. Chính vì vậy, Vương Văn Thiều đã rất nâng niu nó và mang nó vào trong quan tài ngay cả khi đã qua đời.

Cũng giống như văn hóa trà, đồ sứ và văn hóa rượu, ngọc phả đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc. Dù các chuyên gia đã dành nhiều năm để nghiên cứu nhưng những bí ẩn về ngọc bích vẫn chưa được giải đáp hoàn toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tấm bia 3.000 năm trước tiết lộ quá khứ người thống trị vĩ đại nhất Lưỡng Hà cổ đại

Tấm bia 3.000 năm trước tiết lộ quá khứ người thống trị vĩ đại nhất Lưỡng Hà cổ đại

Black Obelisk là một tấm bia đá tôn vinh Shalmaneser III, nhà vua, người thống trị vĩ đại của Đế chế Assyrian từ năm 1800 đến 600 trước công nguyên.

Đăng ngày: 30/09/2021
Làm đường, đụng độ 9.500 mộ cổ, nhiều thi hài trong ''két sắt''

Làm đường, đụng độ 9.500 mộ cổ, nhiều thi hài trong ''két sắt''

Dự án đường cao tốc trị giá 355 triệu bảng Anh đã phải tạm dừng để ''nhường sân'' cho cuộc khai quật khổng lồ ở Hull (Anh quốc), với những ngôi mộ cổ hết sức đặc biệt.

Đăng ngày: 30/09/2021
Kinh ngạc gương mặt phục dựng của 3 xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 tuổi

Kinh ngạc gương mặt phục dựng của 3 xác ướp Ai Cập cổ đại hơn 2.000 tuổi

Xác ướp của 3 người đàn ông được khai quật ở vùng lân cận của thành phố Abusir el-Meleq, một cộng đồng cổ đại trên sông Nile ở Ai Cập.

Đăng ngày: 30/09/2021
Phát hiện mới về thành phố thuộc nền văn minh của người Maya cổ đại ở Guatemala

Phát hiện mới về thành phố thuộc nền văn minh của người Maya cổ đại ở Guatemala

Các nhà khoa học Mỹ và Guatemala công bố đã khai quật một khu phố ẩn dưới lớp tàn tích của thành phố Tikal thuộc nền văn minh Maya cổ đại tại quốc gia Trung Mỹ này.

Đăng ngày: 29/09/2021

"Mê cung mộ" và hài cốt nguyên vẹn suốt 1700 năm, chuyên gia ngỡ ngàng: Người này là con nuôi Tào Tháo!

Chủ nhân lăng mộ này chính là danh tướng họ Tào nổi danh thời Tam Quốc.

Đăng ngày: 29/09/2021
Sừng

Sừng "hóa đá'' tiết lộ quái vật 168 triệu tuổi, chưa từng thấy trên thế giới

Hóa thạch kỳ dị giống như 4 chiếc sừng hoặc gai nhọn khổng lồ được khai quật trên dãy núi Middle Atlas của Morocco đã giúp tái hiện một quái vật bọc thép'' hoàn toàn mới của kỷ Jura.

Đăng ngày: 29/09/2021
Tìm thấy hóa thạch loài đại bàng ngự trị bầu trời 25 triệu năm trước

Tìm thấy hóa thạch loài đại bàng ngự trị bầu trời 25 triệu năm trước

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch của một trong những loài đại bàng lâu đời nhất thế giới trên sa mạc hẻo lánh phía nam Australia.

Đăng ngày: 29/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News